Home Thẻ tạm trú Cách xin cấp thẻ tạm trú cho người đại diện pháp luật

Cách xin cấp thẻ tạm trú cho người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL) có thể là chủ sở hữu, thành viên góp vốn của doanh nghiệp. Đối tượng này nếu có vốn góp trên 3 tỷ thì được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú theo quy định.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thuê người đại diện pháp luật làm việc hoặc đại diện pháp luật có vốn góp dưới 3 tỷ lại không đủ điều kiện được cấp thẻ tạm trú trực tiếp mà chỉ được cấp visa.  Muốn xin cấp thẻ tạm trú cho 02 trường hợp này thì vẫn có giải pháp. Bạn hãy đọc hết bài viết để nắm được bí kíp tối ưu này nhé.

Người đại diện pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch của doanh nghiệp, tham gia giải quyết việc dân sự với tư cách là người đại diện cho doanh nghiệp – nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Gọi ngay HOTLINE của PNVT để được tư vấn và hỗ trợ làm thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật công ty nhé.

thẻ tạm trú cho người đại diện theo pháp luật

Giải pháp làm thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật

Theo quy định pháp luật như đã nói ở trên, đại diện pháp luật là chủ sở hữu/thành viên góp vốn trên 3 tỷ được miễn giấy phép lao động, được cấp thẻ tạm trú trực tiếp.

Trường hợp người đại diện pháp luật là chủ sở hữu/thành viên góp vốn dưới 3 tỷ và trường hợp người đại diện pháp luật được thuê làm việc thì doanh nghiệp cần bảo lãnh xin giấy phép lao động trước, sau đó mới xin cấp thẻ tạm trú 2 năm theo quy định.

Trình tự các bước xin cấp thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật

Đại diện theo pháp luật có vốn góp trên 3 tỷ

Doanh nghiệp gửi hồ sơ miễn giấy phép lao động đến Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh/thành phố hoặc Ban Quản lý, sau đó xin cấp thẻ tạm trú tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam (Hà Nội, TPHCM) hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh/thành phố ở 63 tỉnh thành Việt Nam.

Đại diện theo pháp luật được thuê hoặc có vốn góp dưới 3 tỷ

Bước 1: Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Sở Lao động/Ban Quản lý. Hồ sơ gồm: Mẫu 1/PLI, giấy phép đăng ký kinh doanh.

Bước 2. Xin cấp giấy phép lao động sau khi có kết quả công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài (kết quả của bước 1). Hồ sơ gồm:

  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (kết quả bước 1)
  • Mẫu số 11/PLI NĐ 152/2020.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe trong thời hạn 12 tháng
  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng
  • Hộ chiếu còn giá trị trên 2 năm (sao y)
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm) ảnh chụp không quá 06 tháng.
  • Giấy tờ chứng minh đối tượng:
  1. 01 năm kinh nghiệm nước ngoài và Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn, giấy phép đăng ký kinh doanh
  2. Giấy tờ chứng minh năng lực quản lý (kinh nghiệm, bằng cấp) nếu là người được thuê làm việc ở vị trí nhà quản lý…….

Bước 3: xin cấp thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật công ty tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (hồ sơ được nêu ở dưới đây)

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật của công ty

  • Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người đại diện theo pháp luật – mẫu NA6
  • Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú – mẫu NA8
  • Văn bản đăng ký con dấu, chữ ký lần đầu – mẫu NA16
  • Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp
  • Giấy phép lao động
  • Hộ chiếu(còn hiệu lực tối thiểu 2 năm khi xin thẻ tạm trú LĐ; tối thiểu 3 năm khi xin thẻ tạm trú ĐT3, tối thiểu 5 năm khi xin thẻ tạm trú ĐT2, tối thiểu 10 năm khi xin thẻ tạm trú ĐT1)
  • 03 tấm ảnh 2cmx3cm

Hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố. Thời gian giải quyết thủ tục từ 7- 15 ngày tùy trường hợp.

Thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật có thời hạn khác nhau, tùy trường hợp. Các trường hợp thẻ tạm trú cho người đại diện pháp luật được thuê làm việc hoặc góp vốn dưới 3 tỷ có thời hạn không quá 2 năm (căn cứ thời hạn trên giấy phép lao động).

Gọi ngay HOTLINE của PNVT để được tư vấn và hỗ trợ làm thẻ tạm trú cho đại diện pháp luật công ty nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.