Home Dịch vụ khác Hợp pháp hóa lãnh sự Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ, văn bằng đào tạo nước ngoài

Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ, văn bằng đào tạo nước ngoài

Chứng chỉ hay văn bằng do một cơ sở giáo dục ban hành thường chỉ mang giá trị gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Nếu muốn được cơ quan/tổ chức của quốc gia khác đồng công nhận giá trị sử dụng thì buộc phải thông qua thủ tục chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự.

Công dân nước ngoài hoặc người VN đã được cấp chứng chỉ, bằng cấp giáo dục nước ngoài nhưng không thực hiện việc xin chứng nhận lãnh sự và con dấu hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ, văn bằng sẽ bị cơ quan tiếp nhận tại VN từ chối xem xét và  xử lý, trừ các trường hợp miễn trừ.

Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ/văn bằng đào tạo nước ngoài

Đầu tiên bạn cần phân biệt việc chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa. Hai thủ tục này, không có giá trị thay thế mà là bổ trợ cho nhau. Trong đó chứng nhận lãnh sự là sự công nhận từ quốc gia đã ban hành văn bản, còn hợp pháp hóa là sự công nhận từ quốc gia tiếp nhận văn bản.

Muốn hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ nước ngoài tại VN, bạn cần xin trước dấu chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia ban hành. Nếu không có chứng nhận lãnh sự hợp pháp, cơ quan VN không đủ thẩm quyền để thực hiện việc hợp thức hóa cho chứng chỉ của bạn.

Hiểu đơn giản, hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục do cơ quan có thẩm quyền của VN thực hiện nhằm công nhận giá trị của chứng chỉ nước ngoài thông qua chữ ký, con dấu và chức danh được thể hiện trên nội dung văn bản.

Quy định hợp pháp hóa chứng chỉ không chỉ mang lại giá trị pháp lý cho người sử dụng, mà đây còn là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của người nước ngoài.

Không những vậy, dấu xác nhận hợp thức hóa còn là căn cứ để người nước ngoài/chủ thể VN bảo đảm được hưởng đúng quyền và lợi ích chính đáng, tương ứng với trình độ đào tạo của chứng chỉ hay văn bằng giáo dục.

Hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ

Trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 01/2012/TT-BNG, các trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ nước ngoài bao gồm:

  • Chứng chỉ có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa và bị thay đổi mà không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Chứng chỉ có nội dung mâu thuẫn với những tài liệu, giấy tờ nhân thân của người sở hữu;
  • Chứng chỉ là văn bản “giả mạo” hoặc đã được cấp sai thẩm quyền;
  • Chứng chỉ có chữ ký, con dấu không khớp với chữ ký, con dấu gốc của cơ sở giáo dục thể hiện trên nội dung văn bản. Các trường hợp sử dụng chứng chỉ nước ngoài dưới hình thức sao chụp đều không hợp lệ;
  • Chứng chỉ nước ngoài có nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước VN, không phù hợp với các chủ trương, chính sách của VN hoặc gây bất lợi cho nhà nước VN.

Trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ nước ngoài

Trong một số trường hợp, chứng chỉ nước ngoài có thể được xét miễn hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể gồm:

  • Chứng chỉ nước ngoài được miễn chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà VN và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc hình thành theo nguyên tắc có đi có lại;
  • Chứng chỉ đã được chuyển giao trực tiếp hoặc thông qua ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của VN và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
  • Chứng chỉ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật VN.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc hợp pháp hóa lãnh sự chứng chỉ nước ngoài, vui lòng gọi ngay vào số Hotline của PNVT để được hỗ trợ!

Xem thêm:

Hợp pháp hóa lãnh sự biên bản bàn giao nước ngoài

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.