Home Thông tin hữu ích Văn bản pháp luật Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT: Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc VN

Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT: Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc VN

Hiện nay, Việt Nam tổ chức giảng dạy, đào tạo ngoại ngữ và cấp văn bằng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ban hành tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014. Sự ra đời của hệ thống khung năng lực 6 bậc cùng đồng nghĩa với việc “khai tử” các chứng chỉ đào tạo ngoại ngữ A, B, C tại VN.

Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT

Mục đích ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc VN

Việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc nhằm có cơ sở tham chiếu đánh giá người học, người giảng dạy ngoại ngữ tại trung tâm, chương trình đào tạo tạo của VN. Cụ thể như sau:

  • Làm căn cứ thống nhất về các tiêu chí đánh giá, yêu cầu năng lực cho tất cả ngoại ngữ được giảng dạy tại VN.
  • Là cơ sở xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn các giáo trình/sách giáo khoa/tài liệu giảng dạy cho khóa học ngoại ngữ. Đồng thời là tiêu chí đánh giá cho các kỳ thi, kiểm tra năng lực ngoại ngữ giữa các cấp học.
  • Làm căn cứ cho giáo viên/giảng viên lựa chọn cách thức triển khai nội dung giảng dạy, kiểm tra đánh giá trình độ người học theo chương trình.
  • Giúp người học hiểu được nội dung, yêu cầu của trình độ ngoại ngữ và tự đánh giá năng lực bản thân.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi phát triển, công nhận chứng chỉ văn bằng VN theo khung tham chiếu ở Châu Âu(CEFR).

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng tại VN

Theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT khung năng lực ngoại ngữ VN được chia thành 3 cấp(sơ cấp, trung cấp, cao cấp) và 6 bậc như sau:

KNLNNVN CEFR
Sơ cấp Bậc 1 A1
Bậc 2 A2
Trung cấp Bậc 3 B1
Bậc 4 B2
Cao cấp Bậc 5 C1
Bậc 6 C2

Nội dung khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng tại VN

Nội dung năng lực ngoại ngữ phân chia theo 6 bậc được đánh giá như sau:

  • Bậc 1: Sử dụng các cấu trúc dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật hằng ngày, các từ vựng cơ bản đáp ứng được những nhu cầu giao tiếp, có thể tự giới thiệu bản thân và những người xung quanh; trả lời những thông tin về bản thân nơi sinh sống, học vấn, gia đình…
  • Bậc 2: Hiểu được câu, cấu trúc được sử dụng thường xuyên có liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản; có khả năng trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản(bản thân, môi trường sống xung quanh, nhu cầu thiết yếu…).
  • Bậc 3: Hiểu được ý chính của một đoạn văn/những bài phát biểu xoay quanh các chủ đề quen thuộc như công việc, trường học, giải trí…; có thể xử lý các tình huống khi cần dùng ngôn ngữ đó; có khả năng viết những đoạn văn đơn giản bằng ngôn ngữ đó.
  • Bậc 4: Hiểu được nội dung chính của đoạn văn phức tạp có tính chuyên môn cao; nói chuyện, trao đổi thành thạo với người bản ngữ; viết được những văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề, giải thích được quan điểm cần bộc bạch.
  • Bậc 5: Hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài, phạm vi rộng; có khả năng diễn đạt lời văn trôi chảy bằng ngoại ngữ; sử dụng được linh hoạt; có thể viết rõ ràng ý chính, chặt chẽ về các chủ đề phức tạp và thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ, câu nối và các công cụ liên kết.
  • Bậc 6: Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết; có khả năng tóm tắt thông tin nói hoặc viết nhanh chóng, sắp xếp lại thông tin, trình bày lại đầy đủ ý; có khả năng diễn đạt tức thì,trôi chảy, chính xác, phân biệt được ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp.

Bạn có thể xem toàn văn Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT tại đây.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.