Nhà quản lý nước ngoài có thể làm ở chức danh Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc… ở một doanh nghiệp nào đó trên lãnh thổ Việt Nam nếu họ có trong tay giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Để đảm bảo hồ sơ của bạn được cơ quan chức năng tiếp nhận ngay lần nộp hồ sơ đầu tiên, PNVT sẽ giới thiệu các bạn điều kiện cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài, và toàn bộ bí kíp thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam. Đừng bỏ qua cẩm nang này, vì bạn sẽ sớm hoàn tất thủ tục và nhanh chóng có kết quả giấy phép lao động trong 20-45 ngày làm việc khi tham khảo bài viết này.
Ai là nhà quản lý nước ngoài?
Nhà quản lý nước ngoài là tất cả những người đảm nhận vị trí quản lý hay thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức, doanh nghiệp. Để làm việc ở vị trí quản lý, đối tượng này phải có khả năng quản lý, kinh nghiệm lãnh đạo trong lĩnh vực phụ trách, có kỹ năng tư duy – giao tiếp, ứng phó xử lý tốt với các tình huống, có kiến thức tổng hợp toàn diện và nhất phải nắm vững chuyên môn nghề nghiệp mình quản lý một cách đầy đủ.
Nhà quản lý nước ngoài có thể làm việc ở vị trí nào?
Nhà quản lý nước ngoài có thể làm việc ở những vị trí sau:
– Giám đốc bộ phận, chẳng hạn giám đốc Marketing, giám đốc tài chính,…
– Phó Giám đốc bộ phận
– Tổng giám đốc
– Phó tổng giám đốc
– Trưởng văn phòng đại điện…
Điều kiện cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Nhà quản lý phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Nhà quản lý đảm bảo sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
– Nhà quản lý có giấy tờ chứng minh năng lực quản lý và có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Nhà quản lý không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng nhà quản lý nước ngoài làm việc.
Quy trình, thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
1. Bước 1: Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài để làm thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Cách thực hiện thủ tục đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài:
+ Cách 1: trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
+ Cách 2: nộp hồ sơ trực tuyến: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
+ Cách 3: Sử dụng dịch vụ xin văn bản chấp thuận để làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Thời gian làm thủ tục xin văn bản chấp thuận:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp: trước ít nhất 30 ngày dự kiến sử dụng sử dụng nhà quản lý nước ngoài làm việc.
+ Nộp hồ sơ trực tuyến: Trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng nhà quản lý nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải khai thông tin vào tờ khai và nộp báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ở vị trí nhà quản lý.
– Hồ sơ gồm:
+ Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Giấy giới thiệu hoặc ủy quyền cho đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục
2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Văn bản thông báo chấp thuận vị trí sử dụng nhà quản lý nước ngoài.
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
– Giấy khám sức khỏe (do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp), có giá trị mới nhất trong 12 tháng.
– Phiếu lý lịch tư pháp (do Việt Nam hoặc nước ngoài cấp), có giá trị mới nhất trong 6 tháng
– Hộ chiếu và visa của nhà quản lý nước ngoài còn thời hạn
– 02 ảnh màu, kích thước 4×6cm
– Văn bản chứng minh năng lực của nhà quản lý nước ngoài: giấy xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ quan/ doanh nghiệp nước ngoài có ít nhất 03 năm kinh nghiệm; bằng đại học trở lên hoặc bằng cấp tương đương.
– Văn bản chứng minh là nhà quản lý của doanh nghiệp Việt Nam (nhà quản lý có tên trên giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đầu tư). Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ.
Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Hộ chiếu sao y bản chính
– Giấy khám sức khỏe
– Giấy phép lao động cũ
– 02 hình 4cm x 6cm.
– Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng nhà quản lý nước ngoài.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
+ Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động do bị mất
– Đơn trình báo mất có xác nhận của cơ quan công an.
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Hình 4x6cm
– Hộ chiếu sao y hoặc phô tô
+ Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động do bị hư hỏng
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Giấy phép lao động bị hỏng
– Hộ chiếu sao y hoặc phô tô
– Hình 4x6cm
+ Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động do thay đổi số hộ chiếu
– Hộ chiếu sao y hoặc phô tô
– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Bản sao công chứng hộ chiếu mới được cấp.
– Giấy phép lao động cũ đã được cấp.
– Hình 4x6cm
Hồ sơ xin giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Văn bản đề nghị xác nhận nhà quản lý nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
– Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng nhà quản lý nước ngoài.
– Hộ chiếu sao y bản chính
– Kinh nghiệm quản lý, thư bổ nhiệm quản lý…
– Giấy đăng ký kinh doanh
Ghi chú:
Các giấy tờ nước ngoài (bằng cấp, thư bổ nhiệm, ….) nếu do nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp.
3. Bước 3: Nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
* Thời gian nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Nộp hồ sơ trực tuyến: Trước ít nhất 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhà quản lý nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử.
– Nộp hồ sơ trực tiếp: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
* Cách nộp hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
+ Cách 1: trực tiếp nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Cách 2: nộp hồ sơ trực tuyến: truy cập trang http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn
+ Cách 3: Sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
* Nơi nhận hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài
– Sở Lao động thương binh và xã hội tại 63 tỉnh, thành phố là nơi tiếp nhận hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ngoài Ban.
– Ban quản lý các khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố là nơi tiếp nhận hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong Ban.
* Lệ phí thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam
Tùy theo từng trường hợp, tùy theo từng địa phương mà mức lệ phí thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam sẽ khác nhau. Thông thường:
– Lệ phí cấp mới giấy phép lao động sẽ giao động từ 600 .000 – 1.000.000 đồng Việt Nam
– Lệ phí cấp lại giấy phép lao động sẽ giao động từ 300.000 – 800.000 đồng Việt Nam
4. Bước 4: Nhận kết quả giấy phép lao động
– Nếu hồ sơ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài đầy đủ, hợp lệ thì người này sẽ được cấp giấy phép lao động. Khi đến nhận kết quả giấy phép lao động, cần phải mang theo biên nhận.
– Trường hợp không cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản nêu rõ vấn đề.
Vì sao không nên tự thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam
Rất nhiều người gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam, bởi đây là một thủ tục khá phức tạp, gồm rất nhiều loại giấy tờ, và đặc biệt phải trải qua rất nhiều thủ tục khác nhau (hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng tư pháp…) thì mới tiến đến bước nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
Có thể nói, việc tự làm giấy phép lao động cho nhà quản lý không hề đơn giản, bởi:
– Mất nhiều thời gian, công sức và cả chi phí
– Đòi hỏi người thực hiện thủ tục phải có kinh nghiệm giải trình hồ sơ, biết cách chuẩn bị và thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động
– Đôi khi xảy ra các tình huống phát sinh mà không biết xử lý như thế nào
Do đó, nếu không cẩn thận, nắm chắc quy trình làm giấy phép lao động cho nhà quản lý thì có thể chậm trễ trọng việc xử lý hồ sơ, và nhận kết quả giấy phép lao động. Vì vậy, giải pháp an toàn là hãy sử dụng quyền trợ giúp từ các chuyên gia làm giấy phép lao động tại PNVT.
Dịch vụ làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam
– Hơn 12 năm kinh nghiệm
– Chuyên gia PNVT có bề dày kinh nghiệm xử lý mọi dạng hồ sơ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài
– Biết cách xử lý hồ sơ nhanh chóng, trọn gói
– Có kỹ năng và tuyệt chiêu tháo gỡ những vướng mắc của hồ sơ
Vì vậy, đến với PNVT là các bạn đến với khả năng:
– Biết trước tỷ lệ đậu hồ sơ làm giấy phép lao động
– Nhận kết quả giấy phép lao động thật 100%
– Trả kết quả giấy phép lao động đúng hạn
– Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức làm giấy phép lao động
Do đó, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động cho nhà quản lý nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp bạn muốn được tư vấn các thủ tục khác như: xin cấp thẻ tạm trú cho nhà quản lý, gia hạn visa cho nhà quản lý thì chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng vì PNVT là công ty đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu: dịch thuật, công chứng tư pháp, hợp pháp hóa lãnh sự, gia hạn visa, xin cấp thẻ tạm trú, làm giấy phép lao động, đổi giấy phép lái xe, xin giấy miễn thị thực, xin công văn nhập cảnh ….có uy tín tại TPHCM và phủ sóng dịch vụ trên khắp 32 tỉnh thành phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau. PNVT sẽ luôn đồng hành giải quyết các thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài giúp các bạn.
Bài viết khá đầy đủ, hữu ích, cámơ nad