Trước khi tìm hiểu các thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Công ty dịch thuật Phú Ngọc Việt khuyến cáo các bạn hãy đọc trước tiên bài viết này để vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí phát sinh “Đối tượng miễn giấy phép lao động” hay công việc bạn đang xin không đòi hỏi bạn phải có giấy phép lao động. Điều này thật hay nếu bạn nằm trong danh sách dưới đây. Ngoài ra, đối tượng được miễn giấy phép lao động được mở rộng theo Thông tư số 41/2014/TT-BCT.
Đối tượng miễn giấy phép lao động
Theo nghị định số 34/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 25 tháng 03 năm 2008 quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt nam, đối với người nước ngoài làm việc theo diện giấy phép lao động thì các trước hợp sau đây được miễn hay không phải xin giấy phép lao động:
a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng (*);
b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
h)
(*) Thời hạn dưới 03 (ba) tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện như sau:
Thời hạn dưới 03 (ba) tháng được xác định là thời gian liên tục kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc cho người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đến ngày đó của tháng thứ ba trừ đi một ngày.
Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng phải thực hiện theo đúng quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp bạn không thuộc danh sách trên, bạn hãy chuẩn bị thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự cho các dịch vụ liên quan giấy phép lao động.
Chúng tôi mong muốn mang lại những gì hữu ích và tốt đẹp nhất cho bạn!
Cám ơn ban quản trị đã cung cấp bài việt hữu ích!