Home Dịch vụ khác Hợp pháp hóa lãnh sự Khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm?

Khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm?

Trong bộ hồ sơ xin giấy phép lao động thường bao gồm: giấy khám sức khỏe, lý lịch tư pháp, thư bổ nhiệm, giấy xác nhận kinh nghiệm… Đồng thời theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP, những văn bản giấy tờ nước ngoài trước khi nộp cho cơ quan nhà nước xét duyệt phải thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng.

Thư bổ nhiệm là văn bản bản thể hiện sự xác nhận, đề cử chức vụ cho người nước ngoài đến Việt Nam theo chỉ thị của công ty mẹ hoặc chủ thể đại diện đơn vị hợp tác ở Việt Nam. Vậy việc hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm có phải luôn là yêu cầu bắt buộc hay không?

Thư bổ nhiệm – Appointment letter  là gì?

Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều nguồn lao động chất lượng đến làm việc và sinh sống. Trong đó, xin giấy phép lao động là thủ tục bắt buộc người nước ngoài phải thực hiện, nhằm chứng minh hoạt động công tác tại Việt Nam là hợp pháp, trừ trường hợp được miễn hoặc không thuộc diện xin GPLĐ.

hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm

Thư bổ nhiệm là một giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin giấy phép lao động do đơn vị ở nước ngoài cấp phép nhằm đề cử người lao động đủ năng lực, có nhiều năm kinh nghiệm sang Việt Nam làm việc, công tác.

Khi nào cần hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm?

Thư bổ nhiệm thường được yêu cầu nộp khi thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc nhóm lao động kỹ thuật cao. Đa phần những cơ quan nước ngoài cấp giấy phép, đều sẽ trình bày bằng chính ngôn ngữ của họ.

Do đó, khi người lao động nước ngoài sử dụng các tài liệu đó để xin giấy phép lao động vào Việt Nam làm việc, thì bắt buộc phải thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. Hoạt động này nhằm đảm bảo tính pháp lý của giấy tờ cũng như việc được phép sử dụng hợp pháp trên lãnh thổ VN.

Hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước Việt Nam tiến hành nhằm xác nhận tính xác thực về chữ ký, con dấu, chức danh thể hiện trên văn bản. Dịch thuật công chứng là thủ tục xác nhận lại về giá trị nội dung và hình thức của thư bổ nhiệm.

Hoạt động hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm sẽ phát sinh do nhu cầu sử dụng giấy tờ của người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Trong trường hợp bạn nộp thư bổ nhiệm chưa được hợp thức hóa và dịch công chứng, sẽ bị cơ quan Việt Nam yêu cầu điều chỉnh bổ sung hoặc từ chối xét duyệt giấy phép lao động.

Trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm

Bên cạnh các trường hợp bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm, pháp luật còn quy định về các trường hợp miễn trừ theo quy định chung tại Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:

  • Miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
  • Miễn trừ do được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
  • Thuộc các trường hợp miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Trường hợp cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu thực hiện thủ tục hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật.

Thấu hiểu nỗi lo lắng của người lao động nước ngoài khi thực hiện thủ tục hành chính tại VN hay các đơn vị tại VN đang cần đón lao động nước ngoài, PNVT đã và đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự thư bổ nhiệm, xin giấy phép lao động, đón rước người nước ngoài đến Việt Nam…

Hãy gọi ngay vào số Hotline của PNVT để chuyên viên có thể tư vấn chi tiết giúp bạn xử lý mọi vướng mắc liên quan đến hoạt động hợp pháp hóa lãnh sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *