Cam kết là văn bản thông dụng trong giao dịch dân sự, các bên thường lập ra bản cam kết với mục đích ràng buộc quyền lợi, nghĩa vụ đã được thỏa thuận. Nếu một trong các bên không thực hiện đúng với nội dung cam kết, thì bên còn lại được phép khởi kiện buộc thực hiện hoặc đòi bồi thường khi bị “phá vỡ” cam kết.
Với những bản cam kết nước ngoài, chỉ được công nhận và có giá trị pháp lý tại Việt Nam khi có sự xác nhận bởi con dấu hợp thức hóa. Vì vậy bạn cần lưu ý để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự(HPHLS) cam kết nước ngoài trước khi nộp cho các đơn vị/cơ quan/tổ chức tại Việt Nam.
Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài?
Thực tế cho thấy, không phải giao dịch nào cũng được thiết lập dựa trên mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Mọi thứ sẽ dễ nói chuyện hơn khi được viết thành “giấy trắng mực đen”. Do đó, bản cam kết là sự lựa chọn tốt nhất cho các bên để ghi nhận mối quan hệ dân sự đã phát sinh.
Với những cam kết được lập trong nước thì chỉ cần sự xác nhận của hai bên là đã đủ giá trị pháp lý, trường hợp cẩn thận hơn có thể xin thêm dấu công chứng/chứng thực. Nhưng đối với các bản cam kết nước ngoài, thì giá trị pháp lý chỉ được đảm bảo khi được cơ quan nhà nước xác thực bằng con dấu hợp thức hóa.
Hoạt động HPHLS không chỉ để bảo đảm giá trị pháp lý cho văn bản cam kết mà còn là cơ sở xác thực để chủ thể nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi giao dịch, đầu tư, hợp tác tại thị trường Việt Nam.
Điều kiện bản cam kết nước ngoài cần đáp ứng để HPHLS
Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài mà bạn cần lưu ý, bao gồm:
- Bản cam kết còn nguyên vẹn, không bị sửa chữa, tẩy xóa, rách nát và chưa được đính chính theo quy định pháp luật.
- Bản cam kết hợp lệ sẽ không có chi tiết mâu thuẫn với nội dung của các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
- Bản cam kết là giấy tờ thật, không phải do làm giả mà có được hoặc được cấp, chứng nhận đúng thẩm quyền pháp luật.
- Bản cam kết có chữ ký gốc, con dấu gốc hợp pháp. Không xác thực con dấu, chữ ký trên những loại giấy tờ sao y hoặc bản chụp, scan.
- Nội dung cam kết không biểu hiện việc xâm phạm đến lợi ích của nhà nước Việt Nam.
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài bao gồm:
- Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài theo mẫu LS/HPH-2012/TK;
- Xuất trình bản gốc giấy tờ tùy thân(CMND/CCCD/Hộ chiếu) khi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuẩn bị bản sao không chứng thực khi nộp qua đường bưu điện;
- Bản gốc + bản photo cam kết nước ngoài đã được cơ quan nước ngoài chứng nhận lãnh sự;
- Bản dịch cam kết nước ngoài + bản photo văn bản dịch thuật cam kết.
Thẩm quyền tiếp nhận gồm:
- Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam tại: số 40 Trần Phú, Điện Bàn, Ba Đình, TP. Hà Nội
- Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ như Sở ngoại vụ TPHCM(6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, TPHCM)…
Bước 2: Giải quyết
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thực hiện công tác nghiệp vụ hợp pháp hóa lãnh sự xác nhận con dấu, chữ ký và chức danh trên giấy tờ.
Thời gian xử lý: từ 1 – 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi hoàn tất các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cam kết nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho người đề nghị hợp thức hóa.
Nếu bạn còn nhiều thắc mắc liên quan đến việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline nhé!
Xem thêm: