Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam không thể thiếu khi làm việc trên 3 tháng. Khi bị phát hiện làm việc không có giấy phép lao động, sẽ bị phạt nặng hoặc bị trục xuất. Tuy nhiên, việc lập bộ hồ sơ hoàn chỉnh về thủ tục xin giấy phép lao động không hề đơn giản vì quy định về thành phần hồ sơ của thủ tục xin giấy phép lao động thường xuyên thay đổi. Trang này sẽ cập nhật thường xuyên những thay đổi liên quan đến thủ tục xin giấy phép lao động từ văn bản quy định mới, biểu mẫu quy định, đến cách giải quyết khi thành phần hồ sơ có vướng mắc về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, giấy xác nhận…
Thủ tục xin giấy phép lao động mới nhất
Việc chuẩn bị thành phần hồ sơ thủ tục xin giấy phép lao động tùy thuộc vào từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể. Và trong các văn bản hướng dẫn Nhà nước thường nêu tổng quát tất cả mọi trường hợp. Đối với những người nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này thì họ sẽ có thể hiểu rõ từng trường hợp cần phải chuẩn bị những văn bản, giấy tờ gì. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp hay người nước ngoài thì rất khó có thể xác định thành phần hồ sơ cần thiết ứng với từng trường hợp cụ thể. Do đó, để giúp khách hàng nắm được những thành phần hồ sơ quan trọng, PNVT chúng tôi xin chia sẻ những văn bản giấy tờ mới nhất khi thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động.
Thủ tục xin giấy phép lao động gồm những loại giấy tờ nào
Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài gồm 7 loại giấy tờ như dưới đây:
- Mẫu số 1/ hoặc mẫu 2 và mẫu số 11
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký;
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- 02 ảnh màu (4cm x 6cm);
- Hộ chiếu (Sao y có chứng thực);
- Bằng đại học hoặc bằng Trung cấp học trên 1 năm (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
- Giấy xác nhận kinh nghiệm ít nhất 3 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương (hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt có công chứng tư pháp);
Quy định mới về thời gian nộp mẫu số 1, mẫu số 2
Theo thông tư số 152/2020/TT-BLĐTBXH thì mẫu số 1 – văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, được thực hiện trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài làm việc.
Các trường hợp phổ biến của thủ tục giấy phép lao động
Với hơn 11 năm hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động, PNVT xin chia sẻ các trường hợp thường gặp khi xin cấp giấy phép lao động, cụ thể như sau:
a/Thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động:
Việc phân loại thủ tục xin giấy phép lao động dưới đây giúp bạn dễ dàng nhận diện người lao động nước ngoài làm việc thuộc diện nào, giúp bạn tiết kiệm thời gian vì chỉ tập trung các loại giấy tờ quy định trong phạm vi quy định, không phải đi xa quá.
* Về đối tượng
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài.
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý người nước ngoài.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho giám đốc điều hành.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho trưởng văn phòng đại diện
- Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài là lao động kỹ thuật.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoài.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là đại diện pháp luật.
* Về hợp đồng thỏa thuận
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài thực hiện hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là nhà cung câp dịch vụ theo hợp đồng
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
- Thủ tục cấp giấy phép lao động khi người nước ngoài chuyển đổi vị trí làm việc.
* Về nơi làm việc
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghệ cao.
b/Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động (có người quen gọi là thủ tục gia hạn giấy phép lao động)
Trường hợp xin cấp lại giấy phép lao động phải chú ý đến thời gian để xin cấp lại dưới đây, nếu không nằm trong thời gian cho phép gia hạn, thì người nước ngoài buộc phải xin cấp mới giấy phép lao động, mà việc xin cấp mới giấy phép lao động thì đòi hỏi rất là nhiều giấy tờ.
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động do thay đổi thông tin cá nhân, nội dung ghi trên giấy phép lao động.
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động do bị hỏng
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất
- Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày
c/ Thủ tục đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
16 loại thủ tục làm giấy phép lao động
16 loại thủ tục làm giấy phép lao động và thủ tục có liên quan đến người lao động nước ngoài là một cẩm nang các loại thủ tục vô cùng hữu ích với doanh nghiệp, tổ chức, người lao động nước ngoài. Trình tự, hồ sơ, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện các thủ tục liên quan đến việc làm giấy phép lao động sẽ được mô tả đầy đủ trong bài viết này. Các thủ tục này sẽ được áp dụng từ ngày 15/02/2021, theo nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ, bao gồm: cấp mới, cấp lại, gia hạn, xin miễn giấy phép lao động, xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thu hồi giấy phép lao động,…
1. Thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
Trước khi thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động, nhiều trường hợp phải tiến hành thực hiện thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.
* Điều kiện: Người sử dụng lao động xác định được nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
* Hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
01 bộ hồ sơ, gồm:
– Mẫu số 1/PLI nghị định 152/2020/NĐ-CP (áp dụng từ ngày 15/02/2021)
– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trung tâm…
* Quy trình báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
– Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình, cơ quan chức năng sẽ thông báo chấp thuận vị trí sử dụng người lao động nước tới người sử dụng lao động
* Cách thức thực hiện: Người sử dụng lao động nộp báo cáo giải trình trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
* Thời hạn giải quyết thủ tục: 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Sau ngày 15/02/2021, theo nghị định 152/2020/NĐ-CP thì chỉ khoảng 10 ngày làm việc
* Đối tượng thực hiện thủ tục: Người sử dụng lao động
* Kết quả: Thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài theo mẫu số 3/PLI (áp dụng sau ngày 15/02/2021)
2. Thủ tục giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
* Điều kiện: Doanh nghiệp, tổ chức khi có sự thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài so với quyết định chấp thuận vị trí làm việc ban đầu của người lao động nước ngoài được cơ quan chức năng đồng ý thì doanh nghiệp, tổ chức cần xác định lại nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và làm báo cáo thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
* Hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
01 bộ hồ sơ, gồm:
– Mẫu số 2/PLI nghị định 152/2020/NĐ-CP (áp dụng từ ngày 15/02/2021)
– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trung tâm…
* Quy trình báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
– Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình, cơ quan chức năng sẽ thông báo kết quả tới người sử dụng lao động.
* Đối tượng thực hiện thủ tục: Người sử dụng lao động
3. Thủ tục cấp mới giấy phép lao động với 1 số ngành nghề đặc biệt
* Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
* Hồ sơ thủ cấp mới giấy phép lao động chung
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 11/PLI)
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc theo quy định tùy theo từng trường hợp như sau:
– Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
– Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
– Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
– Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
– Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể:
- Đối với người lao động nước ngoài Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
- Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Đối với người lao động nước ngoài là Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
- Đối với người lao động nước ngoài Chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp Thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Đối với người lao động nước ngoài Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
Ghi chú: Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới
- Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
* Cách thức thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động mới: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
* Cơ quan giải quyết thủ tục làm giấy phép lao động: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh/ thành phố.
* Kết quả thực hiện thủ tục: Giấy phép lao động
4. Hồ sơ thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho nhà quản lý
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 11/PLI)
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
- Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý (người quản lý doanh nghiệp (Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức).
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể như được nêu ở mục thủ tục cấp mới giấy phép lao động chung.
Ghi chú:
- Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
5. Hồ sơ thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho giám đốc điều hành
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 11/PLI)
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
- Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh là giám đốc điều hành (người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp)
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể như được nêu ở mục thủ tục cấp mới giấy phép lao động chung.
Ghi chú:
– Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
6. Hồ sơ thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 11/PLI)
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
3. Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là chuyên gia nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể như được nêu ở mục thủ tục cấp mới giấy phép lao động chung.
Ghi chú:
– Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
7. Hồ sơ thủ tục cấp mới giấy phép lao động cho lao động kỹ thuật người nước ngoài
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 11/PLI)
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ
3. Phiếu lý lịch tư pháp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là lao động kỹ thuật người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp, cụ thể như được nêu ở mục thủ tục cấp mới giấy phép lao động chung.
Ghi chú:
– Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
8. Hồ sơ thủ tục làm giấy phép lao động trường hợp đặc biệt (cùng vị trí, khác công ty)
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ cần thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động gồm:
- Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc
- Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp giống như ở mục trên.
Ghi chú:
– Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
9. Hồ sơ thủ tục làm giấy phép lao động trường hợp đặc biệt (khác vị trí, cùng công ty)
Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động, thì hồ sơ thực hiện thủ tục làm giấy phép lao động gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động
2. Giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.
3. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc theo quy định:
4. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
6. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
7. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác tùy theo từng trường hợp giống như ở mục trên.
Ghi chú:
– Các giấy tờ của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Điều kiện, trình tự, cơ quan cấp, cách thức thực hiện và kết quả như ở mục 3
10. Thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị mất
* Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lao động
– Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp lại giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
* Cách thức thực hiện thủ tục: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
* Cơ quan giải quyết thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố
* Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị mất:
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động – mẫu số 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH (sau ngày 15/02/2021, áp dụng mẫu số 11/PLI)
2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm)
3. Hộ chiếu bản sao
4. Giấy xác nhận mất giấy phép lao động của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
11. Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị hỏng
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động – mẫu số 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH (sau ngày 15/02/2021, áp dụng mẫu số 11/PLI)
2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm)
3. Hộ chiếu bản sao
4. Giấy phép lao động đã được cấp
5. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Ghi chú:
Trình tự, cách thức thực hiện, cơ quan cấp như mô tả ở mục 10
12. Hồ sơ thủ tục cấp lại giấy phép lao động do thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn
1. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động – mẫu số 7 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH (sau ngày 15/02/2021, áp dụng mẫu số 11/PLI)
2. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm)
3. Hộ chiếu bản sao
4. Giấy phép lao động đã được cấp
5. Giấy tờ chứng minh thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Ghi chú:
Trình tự, cách thức thực hiện, cơ quan cấp như mô tả ở mục 10
13. Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Người nước ngoài chỉ được thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động 1 lần với thời hạn tối đa 2 năm. Quy định mới này được áp dụng từ ngày 15/02/2021 theo nghị định 152/2020/NĐ-CP.
* Điều kiện làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Điều kiện làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động Việt Nam 2021 được quy định tại điều 16 nghị định 152/NĐ-CP của Chính Phủ như sau:
1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.
* Trình tự thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện quy trình làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động 2021 theo nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
- Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
* Cách thức thực hiện thủ tục: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
* Cơ quan giải quyết thủ tục làm giấy phép lao động: Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh/ thành phố.
* Kết quả thực hiện thủ tục: Giấy phép lao động
* Hồ sơ thủ tục gia hạn giấy phép lao động
1. Mẫu số 11/PLI .
2. 02 ảnh màu kích thước 4 cm X 6 cm.
3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp (bản gốc hoặc bản sao y).
4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (bản gốc hoặc bản sao y).
5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
6. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao y).
7. Bản gốc hoặc bản sao y một trong các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp, cụ thể:
- Đối với người lao động nước ngoài Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
- Đối với người lao động nước ngoài Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Đối với người lao động nước ngoài Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
- Đối với người lao động nước ngoài Chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Đối với người lao động nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Đối với người lao động nước ngoài là Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.
Ghi chú: Nếu các giấy tờ của nước ngoài cấp thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt, công chứng tư pháp theo quy định của pháp luật.
14. Thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao
* Điều kiện thực hiện thủ tục: Người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau nên thực hiện thủ tục xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
3. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
5. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
6. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
7. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
8. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
11. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
12. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
13. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
* Hồ sơ thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 5 Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH (từ ngày 15/02/2021, áp dụng mẫu số 9/PLI).
2. Hộ chiếu bản sao
3. Thông báo chấp thuận vị trí làm việc của người lao động nước ngoài, trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
4. Giấy chứng nhận sức khỏe
5. Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: giấy chứng nhận đầu tư, giấy xác nhận chuyên gia, thư bổ nhiệm, bằng đại học, kinh nghiệm quản lý, giấy đăng ký kinh doanh.
Ghi chú: giấy tờ do nước ngoài cấp phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực theo quy định của pháp luật.
* Trình tự thực hiện thủ tục:
- Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc (theo quy định trước đây là 7 ngày làm việc).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc (trước đây là 3 ngày làm việc) , kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện thủ tục: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
* Cơ quan giải quyết thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
* Kết quả thực hiện thủ tục: Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
15. Thủ tục xin miễn giấy phép lao động
* Điều kiện thực hiện thủ tục xin miễn giấy phép lao động 2021
Căn cứ điều 7, điều 8 nghị định 152/2020/NĐ-CP thì 7 đối tượng dưới đây sẽ theo trình tự thủ tục xin miễn giấy phép lao động 2021 mà không phải thực hiện thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động Việt Nam, cụ thể:
1. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
2. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
3. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
5. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
6. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
7. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
* Trình tự làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động 2021
Người sử dụng lao động không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động với 7 trường hợp trên nhưng phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
16. Thủ tục thu hồi giấy phép lao động 2021
* Điều kiện thực hiện thu hồi giấy phép lao động
Căn cứ điều 20 nghị định 152/2020/NĐ-CP thì các trường hợp dưới đây sẽ thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép lao động theo quy định:
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực:
- Giấy phép lao động hết thời hạn.
- Chấm dứt hợp đồng lao động.
- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
* Trình tự thủ tục thu hồi giấy phép lao động
- Đối với trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài đã nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
- Đối với trường hợp người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP hay người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I nghị định 152/2020/NĐ-CP và thông báo cho người sử dụng lao động đã thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Hy vọng với cẩm nang 16 thủ tục làm giấy phép lao động và thủ tục liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam dựa trên nghị định 152/2020/NĐ-CP, sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức, người lao động nước ngoài trong việc chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục để người lao động nước ngoài thuận lợi làm việc ở Việt Nam.
Cơ quan tiếp nhận và cấp giấy phép lao động tại TPHCM
Tại TPHCM hiện nay, có 3 cơ quan có đủ thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy phép lao động khi đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ quy định.
a/ Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM
- Địa chỉ: 31 Đường 13, Kp 1, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức.
(trước ngày 25/3/2019 là địa chỉ 159 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh) - Điện thoại: (84-08) 3829 1302
- Fax: (84-08) 3829 4032
- Email:sldtbxh@tphcm.gov.vn
- Website: http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn
b/ Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp tại TPHCM
- Địa chỉ: 35 Nguyễn Bỉnh Khiêm,Quận 1,TP-HCM,Việt nam
- Điệnthoại: 84-28.38290.414 – 38290.405
- Fax: 84-28.38294.271
- Email: hepza@tphcm.gov.vn
- Website: http://www.hepza.gov.vn
c/ Ban Quản lý Khu công nghệ cao tại TPHCM
- Địa chỉ: Đường D1, Khu công nghệ cao Phường Tân Phú, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028.3.7360293
- Fax: 028.3.7360292
- Email: xtdt.shtp@tphcm.gov.vn
- Website: http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn
Tôi có thể tự lập thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài
Khi tự làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, bạn cần lường trước những khó khăn sau đây:
- Không xác định được trường hợp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Do đó mà bối rối, không nắm được thành phần hồ sơ cần chuẩn bị cũng như nơi giải quyết thủ tục. Có trường hợp không biết văn bản nào cần phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự (vì thực tế theo quy định có những văn bản thuộc quốc gia phải tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự, có những quốc gia thì không)
- Không nắm được quy trình thực hiện thủ tục
- Hoang mang về cách điền mẫu, thời điểm nộp mẫu hồ sơ xin giấy phép lao động.
- Mệt mỏi vì phải chờ đợi để nộp hồ sơ.
- Chuẩn bị tinh thần để đối phó với những tình huống phát sinh.
- Lo lắng, bất an trong quá trình thực hiện thủ tục.
- Tốn kém chi phí, thời gian, công sức vì phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, nộp – nhận kết quả….
Giải pháp về thủ tục xin giấy phép lao động khi có vướng mắc về hồ sơ
Là công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài, nên PNVT là ứng viên “sáng giá” cho mọi khách hàng muốn thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Về giải pháp đối với hồ sơ có vướng mắc, chúng tôi không thể nêu tại đây, vì đòi hỏi người nộp hô sơ phải có kinh nghiệm và “mưu trí” để vừa làm đúng quy định lại khéo léo áp dụng loại thủ tục xin giấy phép lao động nào là có ích cho khách hàng nhất. Người nộp hồ sơ phải linh hoạt, không phải cứng nhất chỉ một phương án. Chỉ có PNVT có thể giải quyết trường hợp hồ sơ có vướng mắc một cách đúng quy định.
Với hơn 11 năm kinh nghiệm, PNVT có đủ năng lực, khả năng giải quyết mọi khó khăn, mọi trường hợp thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Hiện nay, PNVT đã triển khai dịch vụ làm giấy phép lao động tại TPHCM, Lâm Đồng, Đồng Nai. Chỉ cần xem qua hồ sơ của khách hàng, “chuyên gia giải quyết tình huống khó” của chúng tôi có thể đánh giá, phân tích, hướng dẫn thực hiện những văn bản cần thiết cho từng trường hợp. Đặc biệt, PNVT có thể đánh giá chính xác khả năng đậu hay rớt của hồ sơ làm giấy phép lao động. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về phương án giải quyết hồ sơ, thủ tục xin giấy phép lao động tốt nhất, tối ưu nhất của PNVT chúng tôi.
Đến với PNVT bạn chắc chắn có ngay giấy phép lao động
“Chuyên gia giấy phép lao động” của PNVT là những người đã xử lý rất nhiều trường hợp, nhiều tình huống về hồ sơ xin giấy phép lao động khác nhau, có trường hợp vướng mắc về bằng đại học, có trường hợp vướng mắc về kinh nghiệm làm việc… Vì vậy, PNVT sẵn sàng cam kết:
- 100% tư vấn miễn phí thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;
- 100% chia sẻ những thông tin hữu ích nhất, ngắn gọn, cụ thể về thành phần hồ sơ, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, công sức, không phải chạy lòng vòng, chờ đợi quá lâu để thực hiện thủ tục.
- 100% giấy phép lao động được cấp là thật
- 100% sẽ nhận được giấy phép lao động, một khi chúng tôi tiếp nhận hồ sơ của bạn.
- 100% hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng.
- 100% sửa thông tin trên giấy phép lao động nếu xác định là do lỗi đánh máy của cơ quan chức năng.
- Hoàn tiền 100% nếu không xin được giấy phép lao động.
Do đó, nếu bạn đang cần tìm một công ty cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín, làm việc có tâm của nghề, hãy liên hệ thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam TRỌN GÓI của PNVT, những khó khăn, lo âu của bạn sẽ được chúng tôi giải quyết nhanh chóng, chuyên nghiệp. Nếu không nhận được giấy phép lao động, chúng tôi sẽ hoàn tiền 100% . Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống!