Home Giấy phép lao động Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài hay thủ tục đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, được quy định trong nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 và Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2013. Thủ tục này khá đơn giản, tuy nhiên nếu bạn chưa từng làm thì sẽ cảm thấy không biết phải bắt đầu từ đâu. Để bạn có những hiểu biết khi làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động, PNVT sẽ cung cấp những thông tin tổng quát nhất, giúp bạn có xác nhận miễn giấy phép lao động để có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Các trường hợp miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Các trường hợp miễn giấy phép lao động được quy định tại điều 7, mục 2, nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016, cụ thể như sau:

– Thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

– Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Người nước ngoài vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật.

– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

Liên hệ tư vấn ngay
Mrs. Như
Email: pnvt80@gmail.com

0968541130

– Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới.

– Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý …

– Người được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

– Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế;

– Tình nguyện viên;

– Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;

– Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế;

– Các trường hợp khác do thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

các trường hợp miễn giấy phép lao động

Sau khi xác định đối tượng lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, cần phải làm thủ tục đề nghị xác nhận miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin miễn giấy phép lao động

– Mẫu 1 thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH;

– Mẫu 5 thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH;

– Hộ chiếu sao y

– Hình 4cm x6cm (nền trắng) – không bắt buộc

– Tùy theo từng trường hợp mà bổ sung thêm các loại giấy tờ, cụ thể: giấy chứng nhận đầu tư, xác nhận chuyên gia, giấy đăng ký kinh doanh, thư bổ nhiệm, giấy xác nhận kinh nghiệm…

Để biết từng trường hợp nộp loại giấy tờ nào thì bạn hãy gọi ngay cho chuyên gia làm giấy phép lao động của PNVT chúng tôi. Chúng tôi chắc chắn sẽ luôn có giải đáp thỏa đáng trong mọi trường hợp cho bạn.

Nơi xác nhận miễn giấy phép lao động:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại các địa phương là cơ quan có thẩm quyền xử lý đề nghị xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Chẳng hạn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Sở lao động – Thương binh và Xã Hội tỉnh Bình Dương…

Thời gian giải quyết hồ sơ miễn giấy phép lao động

Theo quy định người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì Sở sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Liên hệ tư vấn ngay
Ms. Xuân
Email: pnvt15@gmail.com

0965636834

PNVT đáp ứng nhu cầu thực hiện thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

PNVT là công ty dịch thuật uy tín, có kinh nghiệm hơn 10 năm làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu bạn không có thời gian để tự làm thủ tục này hay bạn đang gặp khó khăn trong việc thực hiện, hoặc bạn muốn sử dụng dịch vụ chất lượng nhưng tiết kiệm chi phí và không phải nghe các khoản chi phí phát sinh thì hãy đến với Công ty PNVT của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện dịch vụ miễn giấy phép lao động một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khi sử dụng dịch vụ tại PNVT, chúng tôi đảm bảo:

– Luôn bảo mật hồ sơ của khách hàng;

– Chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ, khoa học;

– Tư vấn khách hàng chuyên nghiệp, xúc tích, đúng vấn đề khách hàng đang quan tâm, không mất thời gian của quý khách;

– Tiết kiệm chi phí không đáng có trong quá trình xử lý cho khách hàng;

– Hỗ trợ chia sẻ những thông tin về các dịch vụ liên quan đến người nước ngoài khác như: dịch thuật – công chứng, visa, thẻ tạm trú, hợp pháp hóa lãnh sự, bằng (giấy phép) lái xe…;

Vì lợi ích của khách hàng. Chúng tôi không phải làm một lần mà vì hướng đến mục tiêu là nhịp cầu nối người nước ngoài với Việt Nam. Do đó hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi, các bạn sẽ biết chất lượng dịch vụ của chúng tôi. Hãy trải nghiệm dịch vụ thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài của chúng tôi thay vì bạn nghi ngờ, do dự vì bất kỳ lý do gì.

5/5 - (5 bình chọn)

1 thoughts on “Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

  1. Long Châu Sa says:

    Thủ tục xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam – ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁC, THỰC TẾ, TƯ VẤN NHIỆT TÌNH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *