Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố có thể tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc. Quá trình tuyển dụng phải thực hiện hồ sơ xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xin cấp, cấp lại, gia hạn hoặc xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động tùy từng trường hợp.
Sự khác nhau của văn phòng đại diện và doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
- Loại hình Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020.
- Nói đến Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. (Theo điều 44 Luật Doanh nghiệp).
Khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại quy định: Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của công ty nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện do Sở Công thương tỉnh/thành phố cấp. Giấy phép lao động của doanh nghiệp do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố cấp.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
- Mẫu số 11/PLI.
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Văn bản, giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc nhất định: bằng cấp, chứng chỉ, xác nhận kinh nghiệm…
- 02 ảnh màu (4cm x 6 cm).
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (sao y)
Lao động làm việc ở văn phòng đại diện tại Việt Nam có thể theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động hoặc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp. Trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp cần văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại văn phòng đại diện ở Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép lao động
- 1. Báo cáo, giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Hồ sơ: Mẫu số 01/PLI, giấy phép hoạt động
- 2. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, văn phòng đại diện nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi văn phòng đại diện người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
- 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi văn phòng đại diện người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLl. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- 4. Đóng lệ phí và nhận kết quả.
Để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở văn phòng đại diện tại Việt Nam, hãy liên hệ HOTLINE của PNVT. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, tư vấn cặn kẽ, chi tiết, tận tình, hỗ trợ xử lý hồ sơ nhanh chóng, giải quyết mọi tình huống phát sinh và luôn có giải pháp tối ưu nhất, PNVT sẽ đem đến cho các bạn sự hài lòng và thuận tiện nhất.