Giấy chứng nhận tốt nghiệp là một trong những văn bằng để trường học hoặc doanh nghiệp đánh giá trình độ học vấn, chuyên môn của một người. Người nước ngoài đến VN học tập hoặc lao động, được yêu cầu nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp thì lưu ý một số trường hợp phải xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự trước.
Giấy chứng nhận tốt nghiệp sẽ được cấp theo các cấp học tương ứng, ví dụ bạn hoàn thành xong chương trình lớp 12 sẽ được cấp chứng nhận tốt nghiệp bậc trung học phổ thông; hay tốt nghiệp cấp bậc đại học được cấp bằng tốt nghiệp đại học(bằng cử nhân/kỹ sư)…
Có cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp không?
Theo nguyên tắc chung, mọi giấy tờ được cơ quan nước ngoài cấp khi đưa về Việt Nam sử dụng đều phải thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng. Hoạt động này được thực hiện theo quy định pháp luật, là cơ sở để nhà nước kiểm soát, quản lý số lượng người nhập cư, du học sinh tại Việt Nam.
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp là hoạt động cơ quan nhà nước tiến hành xác thực thông tin về con dấu, chữ ký, chức danh thể hiện trên giấy chứng nhận. Từ đó, công nhận giá trị sử dụng của chứng nhận tốt nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ VN.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP giấy chứng nhận tốt nghiệp nước ngoài sẽ không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự khi đã có bản sao chứng thực từ bản chính. Trường hợp đã chứng thực chữ ký của người dịch bằng tốt nghiệp cũng không cần phải xin dấu hợp pháp hóa.
Tóm lại, để giảm tải gánh nặng cho cơ quan lãnh sự vì tình hình du học, lao động đến VN đang ngày càng gia tăng. Nếu người nước ngoài đã có bản sao công chứng, chứng thực giấy tờ nước ngoài thì không cần hợp pháp hóa. Ngược lại, khi chưa có bản sao chứng thực các tài liệu bạn vẫn phải hợp pháp hóa lãnh sự như bình thường.
Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp
Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp bao gồm:
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp không có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, thay đổi và không được đính chính phù hợp với quy định;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp có những chi tiết trong nội dung mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những tài liệu/giấy tờ/văn bản khác thể hiện trong hồ sơ HPHLS;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp có chữ ký, con dấu không khớp với chữ ký gốc, con dấu gốc đồng thời có con dấu và chữ ký không được ký/đóng trực tiếp lên trên giấy tờ, tài liệu, văn bản;
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp có chứa đựng nội dung xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Không phù hợp với chủ trương, chính sách của Việt Nam hoặc thuộc trường hợp gây bất lợi cho nhà nước Việt Nam.
Trường hợp nào được miễn HPHLS giấy chứng nhận tốt nghiệp?
Bên cạnh, những trường hợp bắt buộc phải xin dấu hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp và chứng thực bản sao bằng tốt nghiệp, cũng có một số trường hợp được miễn trừ hợp thức hóa theo Điều 9 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
- Miễn trừ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Thuộc trường hợp được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc nước ngoài không yêu cầu phải chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài.
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận tốt nghiệp, bằng cấp nước ngoài là sở trường của PNVT, cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, xử lý trọn gói từ A-Z và đảm bảo tối ưu thời gian thực hiện các thủ tục cho khách hàng.