Gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý doanh nghiệp sẽ không quá phức tạp nếu đối tượng này hiện đang ở Việt Nam. Tuy nhiên, một vài trường hợp nhà quản lý nước ngoài xuất cảnh Việt Nam để giải quyết công việc, khi trở lại Việt Nam họ phải tuân thủ quy trình xin công văn nhập cảnh và cách ly y tế theo quy định. Do đó, việc gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh trong mùa dịch Covid-19 không hề đơn giản như trước nữa.
1. Bạn biết gì về gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý?
Gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý là thủ tục hành chính giúp đối tượng này tiếp tục làm việc ở vị trí quản lý như cũ tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động được gia hạn là không quá 2 năm.
Chức danh công việc của nhà quản lý doanh nghiệp ghi trên giấy phép lao động thường là: Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, Giám đốc… Họ là những người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan tổ chức hay người quản lý công ty, người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh.
Quá trình gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh lại Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 sẽ phức tạp và lâu hơn vì đối tượng này phải trải qua quá trình xin công văn nhập cảnh, tiến hành cách ly y tế và nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động. Trong khi đó, nếu nhà quản lý đang ở Việt Nam thì thời gian, hồ sơ gia hạn giấy phép lao động sẽ rút ngắn và đơn giản hơn rất nhiều.
2. Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh trong dịch Covid-19
Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý thường đơn giản hơn hồ sơ cấp mới, vì không yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp, một số giấy tờ chứng minh nhà quản lý khác như: xác nhận kinh nghiệm làm việc, bằng cấp chuyên môn….
Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh trong dịch bệnh Covid-19 gồm các loại giấy tờ sau:
– Mẫu số 1 thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH (giải trình rõ lý do sử dụng lại nhà quản lý nước ngoài (trong đó thông tin thời gian giấy phép lao động sẽ hết hạn; vị trí, vai trò quan trọng của nhà quản lý này đối với việc tổ chức và điều hành hoạt động của doanh nghiệp, yêu cầu vị trí làm việc của nhà quản lý và khả năng đáp ứng của đối tượng mà doanh nghiệp chưa tuyển được người Việt Nam có kinh nghiệm thực hiện)
– Mẫu số 7 thông tư 40/2016/TT – BLĐTBXH – văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động (điền đầy đủ các thông tin theo mẫu, ghi rõ lý do cấp lại giấy phép lao động hết hạn vào ngày tháng năm cụ thể)
– Giấy phép lao động cũ (rõ ràng, không bị mất thông tin, bị rách….)
– 02 hình 4cm x 6cm.
– Hộ chiếu sao y bản chính (hộ chiếu còn thời hạn trên 2 năm)
– Giấy khám sức khỏe (do cơ quan y tế đủ tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài cấp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký)
– Phiếu xác nhận hoàn thành cách ly y tế (nếu nhà quản lý nước ngoài đã xuất cảnh, sau đó nhập cảnh lại Việt Nam)
3. Quy trình gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh Việt Nam trong dịch Covid-19
Doanh nghiệp tại TPHCM thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh Việt Nam trong dịch Covid-19 cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xin Công Văn chấp thuận UBND – Sở Lao động TBXH cho phép chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
* Hồ sơ xin công văn chấp thuận UBND gồm:
- GPKD sao y công chứng phường
- Mặt hộ chiếu photo
- Giấy giới thiệu (mẫu PNVT cung cấp)
- Mẫu cam kết của Sở Lao động (mẫu PNVT cung cấp)
- Danh sách đề nghị dự kiến nhập cảnh (mẫu PNVT cung cấp)
– Nơi nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân xem xét và giải quyết hồ sơ
– Thời gian có kết quả: dự kiến khoảng 1 tuần – 3 tuần
– Kết quả: công văn của Ủy ban nhân dân cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
Bước 2: Xin Công Văn duyệt visa cho phép chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam – letter on arrival
– Hồ sơ gồm:
* Hồ sơ xin công văn duyệt visa của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh gồm:
- NA16 (mẫu PNVT cung cấp)
- Lịch trình làm việc (mẫu PNVT cung cấp)
- NA2 mã vạch (mẫu PNVT cung cấp)
- Công văn Ủy ban (đã duyệt)
- Book vé máy bay, khách sạn
* Lưu ý:
+ TPHCM không tiếp nhận cách ly các nhà quản lý làm việc tại 7 tỉnh thành sau: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang Xem chi tiết tại đây.
+ Xem các đường bay thương mại quốc tế được Việt Nam mở lại tại đây
– Nơi nhận hồ sơ: Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam TPHCM
– Thời gian có kết quả: khoảng 1 -2 tuần làm việc
– Kết quả: công văn giải quyết cho phép người nước ngoài nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam
Bước 3: Gửi hồ sơ phương án và kế hoạch cách ly đến cơ quan y tế có thẩm quyền
* Hồ sơ nộp đến Sở Y tế gồm:
1) Văn bản chấp thuận của UBND (đã duyệt)
2) Công văn cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an (đã duyệt)
3) Phương án cách ly y tế xem mẫu
* Lưu ý: Nhà quản lý nước ngoài nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất thì cần có văn bản thông báo cho Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế TPHCM hoặc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM về chuyến bay có người nước ngoài nhập cảnh để cơ quan này hỗ trợ khi đối tượng nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Hồ sơ gồm:
1) Mẫu số 1 thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH
2) Giấy phép đăng ký kinh doanh/ quyết định thành lập….tùy từng trường hợp
– Thời gian nộp hồ sơ: trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
– Thời gian xử lý hồ sơ: 15 ngày – 20 ngày làm việc
– Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Lao động Thương binh và xã hội
– Kết quả: Thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Bước 5: Nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam như trên.
– Nơi nộp hồ sơ: Sở Lao động Thương binh và xã hội
– Thời gian nộp hồ sơ: trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến làm việc cho doanh nghiệp.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: dự kiến từ 15 – 30 ngày làm việc, tùy theo từng trường hợp.
– Kết quả: Giấy phép lao động có ghi thời gian làm việc được gia hạn tiếp. Trường hợp không cấp giấy phép lao động sẽ có văn bản thông báo khác.
Bước 6: Với nhà quản lý nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, ngay sau khi có kết quả giấy phép lao động thì doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động. Và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Như vậy, sẽ mất khoảng 60 ngày đến 70 ngày (2 tháng đến 2,5 tháng) từ khi doanh nghiệp lập danh sách đề nghị cho nhà quản lý được nhập cảnh Việt Nam đến khi xong xuôi thủ tục gia hạn giấy phép lao động và có kết quả giấy phép lao động. Vì thủ tục phức tạp và mất rất nhiều thời gian, gánh nặng với doanh nghiệp làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho nhà quản lý nhập cảnh trong dịch Covid-19 là khá lớn nên các doanh nghiệp có thể liên hệ dịch vụ làm giấy phép lao động tại PNVT. Chuyên gia PNVT với nhiều năm kinh nghiệm xử lý hồ sơ, biết cách làm thủ tục và quy trình đường đi nước bước nên, các bạn yên tâm về khả năng của PNVT. Hãy gọi ngay và luôn cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.