Ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển trong suốt 15 năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địa tại Việt Nam đã đạt 11,8%/năm. Bên cạnh số lượng khách tăng thì nhà nước cũng không ngừng nâng cao các hạ tầng và cở sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Việt. Doanh nghiệp, loại hình dịch vụ cũng như các sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tính đa dạng, phong phú, chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao. Ngành du lịch Việt Nam không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị trí, thương hiệu và uy tín tại thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, Việt Nam đã hình thành các địa bàn và khu du lịch trọng điểm.
Để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác trên cơ sở liên ngành, liên vùng; Đồng thời, đảm bảo sự phát triển bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện được chỉ tiêu đến năm 2020 thu hút được 17 – 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, hướng đến mục tiêu đạt tổng thu từ khách du lịch 35 tỉ USD; Đặc biệt phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam đứng trong nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu của khu vực Đông Nam Á thì nước ta cần thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong nghị quyết 08-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là vấn đề visa du lịch cho người nước ngoài. Bởi vấn đề thủ tục nhiêu khê, rườm rà; các hình thức xin và cấp visa qua mạng, duyệt visa tại cửa khẩu còn hạn chế; thêm vào đó thời gian miễn visa (15 ngày) không đảm bảo độ dài tour xuyên Việt và số ngày nghỉ phép của du khách nên ngành du lịch không thể thu hút nhiều khách nước ngoài đến Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá, du lịch Việt Nam được xếp thứ 67/136 trong các nền du lịch được xếp hạng. Trong khi, các nước trong khu vực thì vị trí xếp hạng của chúng ta còn khá xa, chẳng hạn thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Thái Lan là 34, Malaysia là 26, Singapore là 13…
Vì vậy, nước ta cần mở rộng thực hiện visa qua mạng (Visa online), đơn giản hóa thủ tục xin và cấp duyệt visa tại cửa khẩu (Visa on Arrival); tăng số ngày miễn visa từ 15 ngày lên 30 ngày cho công dân 12 nước được miễn visa để phù hợp với độ dài các tour xuyên Việt và số ngày nghỉ phép của du khách. Ngoài ra còn cần mở rộng thêm diện miễn visa du lịch cho các nước phát triển có số lượng khách du lịch vào Việt Nam nhiều trong những năm gần đây.
Hy vọng rằng với những biện pháp, chính sách này thì ngành du lịch Việt Nam sẽ ngày một phát triển, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam sẽ được quảng bá trong khu vực và trên thế giới. Những giá trị di sản văn hóa dân tộc sẽ không ngừng được giữ gìn và phát huy, bên cạnh việc nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
>>> GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO GIA HẠN VISA VIỆT NAM CHO MỌI QUỐC TỊCH>>>
Nguồn: Internet