Để xin thị thực làm việc/du học tại Việt Nam bạn cần phải chứng minh được nguồn tài chính tối thiểu tương ứng theo từng trường hợp. Sổ tiết kiệm chính là một trong những minh chứng hợp pháp dẫn chứng khả năng chi trả các khoản chi phí khi sinh sống tại Việt Nam của người nước ngoài.
Cần lưu ý khi sử dụng sổ tiết kiệm được cấp tại nước ngoài để chứng minh tài chính cần thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự(HPHLS). Để giảm bớt thủ tục dịch thuật nhiều lần bạn có thể trực tiếp xin tem HPHLS lên bản dịch của sổ tiết kiệm thay vì HPHLS bản gốc hoặc bản sao của sổ tiết kiệm.
Mục đích của việc HPHLS bản dịch sổ tiết kiệm
Mục đích chính của sổ tiết kiệm là giữ tiền, tìm kiếm lợi nhuận từ lãi suất của ngân hàng. Còn mục đích của việc hợp pháp hóa lãnh sự sổ tiết kiệm là xác thực chữ ký/con dấu/chức danh thể hiện trên sổ nhằm công nhận giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Mọi người thường xin tem HPHLS trên bản dịch của sổ tiết kiệm. Vì trong trường hợp xin tem HPHLS trên bản gốc sẽ “làm xấu đi” cuốn sổ tiết kiệm của bạn. Hay trường hợp tiến hành HPHLS trên bản sao thì sau khi có dấu bạn cũng phải dịch thuật công chứng để sử dụng. Vì vậy HPHLS bản dịch sổ tiết kiệm là phương án tối ưu nhất.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự sổ tiết kiệm nước ngoài thường sử dụng cho việc chứng minh tài chính khi đi du học, du lịch, đầu tư… vào Việt Nam. Thông qua sổ tiết kiệm có thể xác định được khả năng chi trả của người nhập cư. Ngoài Việt Nam cũng có rất nhiều quốc gia khác chấp nhận phương thức sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính.
Điều kiện để hợp pháp hóa bản dịch sổ tiết kiệm
Để hợp pháp hóa lãnh sự thì bản dịch sổ tiết kiệm thì cần đảm bảo nội dung dịch thuật chính xác với bản gốc. Đồng thời sổ tiết kiệm dùng làm minh chứng không thuộc các trường hợp như sau:
- Sổ tiết kiệm bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Sổ tiết kiệm trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau hoặc mâu thuẫn với các giấy tờ khác có liên quan.
- Sổ tiết kiệm là giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Sổ tiết kiệm có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Sổ tiết kiệm có chứa nội dung xâm phạm lợi ích của Việt Nam.
Thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch sổ tiết kiệm
- Cục lãnh sự Bộ ngoại giao VN – số 40 đường Trần Phú, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội;
- Sở ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh – số 6 đường Alexandre de Rhodes, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
- Trụ sở của cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền:
- Trụ sở của cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự.
Hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch sổ tiết kiệm như thế nào?
Chủ thể cần sử dụng sổ tiết kiệm nước ngoài tại Việt Nam cần thông qua việc dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch sổ tiết kiệm được thực hiện như sau:
- Tự mình dịch thuật hoặc sử dụng dịch vụ dịch sổ tiết kiệm của các công ty/trung tâm dịch thuật. Chuẩn bị hồ sơ tiến hành chứng nhận tư pháp, chứng nhận tại bộ ngoại giao nước ngoài.
- Sau đó hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch sổ tiết kiệm. Hồ sơ cần chuẩn bị: tờ khai đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự; Bản gốc+bản sao không chứng thực+bản dịch +bản chụp bản dịch sổ tiết kiệm và bản sao giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ. (Xin tem HPHLS trên bản dịch sổ tiết kiệm).
- Sử dụng bản dịch sổ tiết kiệm đã được HPHLS để chứng minh nguồn tài chính phục vụ cho công việc tại Việt Nam.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thủ tục dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, xin thị thực nhập cảnh …và các thủ tục khác liên quan đến yếu tố nước ngoài thì hãy liên hệ ngay cho PNVT để được tư vấn chính xác và hỗ trợ nhanh chóng.