Giấy xác định tình trạng hôn nhân(Certificate of Marital Status) là giấy tờ quan trọng nằm trong bộ hồ sơ kết hôn. Theo quy định pháp luật, mỗi công dân Việt Nam khi kết hôn cần tuân thủ chính sách chỉ một vợ/một chồng(kể cả công dân nước ngoài kết hôn với người Việt).
Certificate of Marital Status sẽ là căn cứ chứng minh các mối quan hệ hiện tại của một người như: còn độc thân, đã kết hôn hoặc đã ly hôn…Nếu giấy này được cơ quan nước ngoài cấp thì khi muốn sử dụng để làm căn cứ cho thủ tục hành chính tại Việt Nam bắt buộc phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Certificate of Marital Status – giấy xác định tình trạng hôn nhân
Giấy xác định tình trạng hôn nhân là giấy tờ nhân thân dùng để làm căn cứ để xác nhận tại thời điểm được cấp, người yêu cầu đang có tình trạng hôn nhân như thế nào, có thể là người: Chưa kết hôn với ai hay đã ly hôn hoặc đang trong mối quan hệ hôn nhân với người khác…
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, Việt Nam cấm tuyệt đối trường hợp một người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn với người khác, điều Luật này được áp dụng chung cho cả người nước ngoài kết hôn với công dân Việt.
Do đó, khi người nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì bắt buộc phải nộp thêm bản hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Marital Status để loại trừ khả năng vi phạm pháp luật khi thiết lập quan hệ hôn nhân.
Ngoài mục đích kết hôn, bản hợp pháp hóa giấy xác định tình trạng hôn nhân cũng được yêu cầu khi công dân nước ngoài thực hiện các thủ tục khác như nhận con nuôi, mua bán tài sản (xác định tài sản chung, tài sản riêng)… trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định HPHLS Certificate of Marital Status
Certificate of Marital Status sẽ được cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia mà người đề nghị mang quốc tịch cấp. Giá trị của văn bản này chỉ hợp pháp tại quốc gia đã ban hành, trường hợp muốn được công nhận tại lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thủ tục hợp pháp lãnh sự và dịch thuật công chứng.
Hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Marital Status là thủ tục xác nhận thông tin chữ ký, chức danh, con dấu được thể hiện trên giấy tờ được cấp bởi cơ quan nước ngoài. Đây sẽ là căn cứ để cơ quan tại Việt Nam xác định tính hợp pháp và giá trị sử dụng của văn bản.
Mối quan hệ hôn nhân luôn thay đổi hằng ngày có thể chuyển từ độc thân sang kết hôn hoặc từ kết hôn sang độc thân. Trước khi thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Marital Status, công dân nước ngoài cũng cần lưu ý đến thời hạn hợp pháp của văn bản đã được cấp(thông thường có giá trị trong vòng 06 tháng).
Uỷ quyền HPHLS Certificate of Marital Status được không?
Theo quy định tại Nghị định 111/2011/NĐ-CP thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Marital Status có thể được cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tiến hành mà không cần giấy ủy quyền để chứng minh. Nếu bạn là người bận rộn thì có thể nhờ cá nhân hoặc công ty dịch vụ để thực hiện thủ tục.
Bạn cần phân biệt giữa thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn. Vì hợp pháp hóa được phép ủy quyền còn thủ tục đăng ký kết hôn thì không. Do đó, người nước ngoài muốn kết hôn với công dân Việt Nam thì cần đến Việt Nam để đăng ký hoặc công dân Việt Nam ra nước ngoài đăng ký hợp pháp.
Nhưng trước khi đăng ký kết hôn người nước ngoài bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự Certificate of Marital Status. Nếu bạn e ngại thủ tục hành chính tại Việt Nam thì hãy liên hệ ngay cho PNVT để được hỗ trợ. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng, đảm bảo đúng thời hạn và hỗ trợ khách hàng hoàn tất hồ sơ thủ tục liên quan.