Giấy phép lao động(GPLĐ) là một trong những loại giấy tờ chứng minh cơ quan nhà nước chấp thuận cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Giấy phép lao động(Work Permit) sẽ được cấp khi người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện về chuyên môn và lý lịch nhân thân phù hợp.
Nếu người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị phạt từ 15 đến 25 triệu đồng hoặc chịu hình phạt bị trục xuất khỏi VN. Đối với doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc không hợp pháp có thể bị phạt đến 75 triệu đồng kèm hình phạt đình chỉ hoạt động.
Nhà quản lý doanh nghiệp là gì?
Nhà quản lý doanh nghiệp là người quản lý DNTN và người quản lý công ty bao gồm chức danh như: chủ DNTN, thành viên hợp danh, chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác được quy định theo điều lệ (khoản 24, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020).
Đồng thời theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì nhà quản lý còn có thể là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tại một cơ quan/tổ chức.
Nếu người sử dụng lao động tại Việt Nam muốn sử dụng lao động nước ngoài trong vị trí là nhà quản lý thì cần thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Nhà quản lý nước ngoài phải xin GPLĐ cho thời gian làm việc tại Việt Nam. Trừ trường hợp nhà quản lý chỉ làm việc trong thời hạn dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong vòng 01 năm.
Nếu nhà quản lý nước ngoài dự định làm việc lâu dài tại Việt Nam thì cần xin GPLĐ tương ứng ngay từ đầu. Nếu sau khi qua Việt Nam mới xin cấp GPLĐ để tiếp tục làm việc thì thủ tục thực hiện sẽ rất phức tạp.
Đồng thời trong thời gian xin GPLĐ, nhà quản lý nước ngoài không được làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc đang thực hiện, dự án đầu tư cần hoàn thành tại Việt Nam.
Hồ sơ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Hồ sơ để làm thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý, bao gồm:
- Thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài(đây là kết quả của thủ tục giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là nhà quản lý);
- Mẫu 11/PLI – đơn xin giấy phép lao động;
- Giấy khám sức khỏe có kết luận của cơ sở y tế cho nhà quản lý đủ điều kiện làm việc;
- Lý lịch tư pháp của nhà quản lý;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao y), trong đó có tên người nước ngoài thể hiện chức vụ là nhà quản lý cho doanh nghiệp;
- Hộ chiếu(bản sao y);
- Điều lệ của công ty(có tên của người nước ngoài giữ chức vụ quản lý).
Lưu ý: Bằng cấp, lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận nhà quản lý, kinh nghiệm làm việc, giấy khám sức khỏe do cơ quan nước ngoài cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà quản lý cũng tương tự như thủ tục xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài thông thường. Bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội(Bộ LĐTBXH) hoặc UBND cấp tỉnh nơi nhà quản lý dự kiến làm việc.
Thời hạn nộp báo cáo giải trình ít nhất là 30 ngày trước ngày dự kiến làm việc của nhà quản lý. Sau 10 ngày làm việc, Bộ LĐTBXH hoặc UBND sẽ có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng nhà quản lý.
Bước 2: Xin giấy phép lao động cho nhà quản lý
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho nhà quản lý tại Bộ LĐTBXH/Sở LĐTBXH. Thời gian nộp hồ sơ là trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày nhà quản lý dự kiến làm việc tại Việt Nam. Sau thời hạn 05 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả cấp GPLĐ cho nhà quản lý.
Cần lưu ý các quy định pháp luật về việc cấp phép lao động có thể thường xuyên thay đổi, cũng như các thủ tục hành chính có thể sẽ được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh mà không được thông báo trước.
Do đó, nhiều quý khách hàng đã tìm đến dịch vụ xin giấy phép lao động cho nhà quản lý của PNVT. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng giảm thiểu thời gian chuẩn bị giấy tờ cũng như công sức đi lại để hoàn thành các thủ tục hành chính với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.