Người nước ngoài muốn đến Việt Nam làm việc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động hoặc thủ tục xin miễn giấy phép lao động (nếu thuộc trường hợp miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam). Vậy quá trình này sẽ diễn ra như thế nào khi người này đang ở nước ngoài. Các thủ tục hành chính cần phải thực hiện là gì? Bài viết này của PNVT sẽ mô tả tổng thể chuỗi hành trình thực hiện các thủ tục hành chính từ khi xin visa, đến việc xử lý hồ sơ làm giấy phép lao động và thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú để được lưu trú lâu dài và hợp pháp khi làm việc tại Việt Nam.
Trước tiên, xin visa để sang Việt Nam làm giấy phép lao động
Giấy phép lao động là loại giấy tờ do cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam (sở lao động thương binh và xã hội tỉnh thành phố; Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp tỉnh thành phố, Ban Quản lý các khu công nghệ cao tỉnh thành phố) cấp cho người nước ngoài đủ điều kiện làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Người nước ngoài cần xin visa để được phép nhập cảnh vào Việt Nam, rồi mới thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhiều người nước ngoài vào Việt Nam với visa du lịch (ký hiệu DL) 1 tháng hoặc 3 tháng, một số khác nhập cảnh Việt Nam với visa có ký hiệu DN (doanh nghiệp). Khi đã xin được giấy phép lao động (với thời hạn dưới 1 năm) thì họ có thể chuyển đổi visa DL hoặc visa DN sang visa LĐ (Lao động) để đúng mục đích lưu trú tại Việt Nam. Nếu giấy phép lao động với thời hạn trên 1 năm thì họ có thể xin cấp thẻ tạm trú để lưu trú lâu dài và hợp pháp tại Việt Nam.
Cũng có một vài trường hợp người lao động nước ngoài xin được giấy phép lao động trước khi sang Việt Nam. Khi xin visa nhập cảnh Việt Nam họ sẽ được cấp visa LĐ với thời hạn theo nhu cầu.
Người nước ngoài đang ở nước ngoài muốn xin visa Việt Nam thì có thể đến Lãnh sự quán/ Đại Sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục, hoặc có thể thực hiện thủ tục xin cấp visa Việt Nam tại cửa khẩu, sân bay (office visa) với điều kiện là phải có công văn nhập cảnh (được cơ quan tổ chức, mời bảo lãnh). Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam đã thí điểm chính sách cấp thị thực điện tử cho công dân của một vài quốc gia. Người nước ngoài đang ở nước ngoài, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam có thể trực tiếp đề nghị cấp thị thực điện tử.
Thứ 2 xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động Việt Nam
Trước khi sang Việt Nam, người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Xem 4 loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ làm giấy phép lao động tại đây.
Trong quá trình thực hiện hồ sơ, người nước ngoài cần lưu ý: với những giấy tờ – văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải tiến hành chứng nhận giấy tờ ở cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài, dịch thuật, công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự. Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị hồ sơ thì thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Việt Nam.
Người nước ngoài, doanh nghiệp thuê người nước ngoài có thể tự chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hoặc có thể sử dụng dịch vụ làm giấy phép lao động ở những công ty có uy tín. Để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ tháo gỡ những vướng mắc của hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài có thể liên hệ với PNVT- nơi quy tụ lực lượng chuyên gia có hơn 11 năm kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ xử lý triệt để mọi hồ sơ khó xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy phép lao động sẽ được cấp cho người nước ngoài có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Xem thêm bài viết: Bí quyết chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động đầy đủ, hợp lệ tại đây.
Thứ 3, có giấy phép lao động người nước ngoài có thể được xét cấp thẻ tạm trú
Theo quy định thẻ tạm trú sẽ được cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn trên 1 năm.
Thời hạn của thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động bằng thời hạn của giấy phép lao động được cấp. Và người có thẻ tạm trú sẽ được lưu trú lâu dài, hợp pháp tại Việt Nam, được xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý; Do đó, người nước ngoài có giấy phép lao động sẽ vô cùng lợi ích, bởi họ sẽ được xem xét cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Như vậy, giữa visa, giấy phép lao động và thẻ tạm trú có mối tương quan, gắn kết chặt chẽ với nhau. Người nước ngoài phải trải qua việc xin visa nhập cảnh Việt Nam, làm giấy phép lao động, chuyển đổi visa (nếu cần) và làm thẻ tạm trú (nếu đủ điều kiện) để an tâm làm việc, lưu trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài muốn thực hiện trọn gói bộ 3 thủ tục xin visa nhập cảnh, làm giấy phép lao động, xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam thì hãy liên hệ với công ty dịch vụ PNVT – nơi có thâm niên nhiều năm xử lý thủ tục hành chính cho người nước ngoài tại Việt Nam nhé.