Home Thông tin hữu ích Văn bản pháp luật Luật lao động mới nhất 2016

Luật lao động mới nhất 2016

Luật lao động mới nhất 2016 tính đến nay (14/9/2017) vẫn là Luật số 10/2012/QH13 do Quốc hội nước Việt Nam ban hành ngày 18/06/2012 và dự kiến Bộ luật lao động 2017 sẽ có hiệu lực ngày 1/1/2018 và sẽ thay thế Bộ luật lao động 2012 này. Trong khuôn khổ bài viết này, PNVT chỉ nêu lên các điều của luật lao động mới nhất 2016 liên quan đến lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Thật sự thì luật lao đông mới 2016 này có điểm chúng với Nghị định 11/2016 là nghị định duy nhất và chi phối quá trình xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài khi vào Việt Nam làm việc.

luật lao động mới nhất 2016
Bộ luật lao động mới nhất 2016

Nội dung của Luật lao động mới nhất 2016

luật lao động 2016
Click tải ngay luật lao động 2016

Luật lao động mới nhất 2016 (luật số 10/2012/QH13) gồm 17 chương, 242 điều, ban hành ngày 18/06/2012 và hiện còn hiệu lực. Trong tương lại luật này sẽ được thay thế bởi bộ luật lao đông 2017 và dự kiến sẽ có hiệu lực ngày 1/1/2018. Và sẽ mang lại lợi ích hơn nữa và tiện lợi hơn nữa cho người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam.

Để tại Luật lao động mới nhất 2016 .doc, hãy click link này Luật lao động mới nhất 2016 .doc.

Điểm mới của Luật lao động mới nhất 2016

Luật lao động mới nhất 2016 xác định rõ điều kiện để người nước ngoài vào Việt Nam làm việc: phải có đủ sức khỏe, trình độ chuyên môn, có lý lịch thân nhân trong sạch, không phạm tội

Luật lao động mới nhất 2016 quy định rõ đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hay nhà thầu trong nước phải tuyển dụng ở những vị trí mà người Việt Nam không thể đáp ứng thì mới được tuyển dụng lao động người nước ngoài (tức ưu tiên cho lao động người Việt Nam) như phải tuyển những chức vụ là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hay lao động kỹ thuật.

Luật lao động mới nhất 2016 quy định người sử dụng lao động phải giải trình về tình hình sử dụng lao động nước ngoài (mẫu số 1) và nộp cho cơ quan chức năng là UBND.

Luật lao động mới nhất 2016 yêu cầu cấp giấy phép lao động cho công dân nước ngoài khi họ đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật về lao động. Như vậy, giấy phép lao động là mình chứng cho việc người nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện của Bộ luật lao động 2012.

Để tiện lợi, chúng tôi xin trích dẫn từ điều số 169 – 175 liên quan đến yếu tố lao động người nước ngoài.

 

Điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.

7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

5. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị thu hồi.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.

Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động

Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.

Luật lao động mới nhất 2016 và nghị định 11/2016/NĐ-CP là một vì có cùng những điểm mới

1/ Quy định chi tiết hơn các luật lao động trước về chức vụ và điều kiện cụ thể đối với nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật, cụ thể như:

a/ Lao động kỹ thuật: có ít nhất thời gian đào tạo 1 năm phù hợp với vị trí dự kiến của người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc và yêu cầu phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm cùng vị trí muốn xin vào làm, quy định này rất cụ thể, không mập mờ như trước đây

b/ Quản lý: là người đứng đầu hoặc cấp phó như giám đốc, giám đốc điều hành giám đốc sản xuất…tuy nhiên phải đúng với ngành nghề đăng ký của giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư và bắt buộc phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm quản lý tương đương.

c/ Chuyên gia: phải có bằng đại học có chuyên ngành đạo tạo phù hợp với vị trí định tuyển dụng của người sử dụng lao động hoặc tổ chức tuyển dụng và bắt buộc phải có 3 năm kinh nghiệm trở lên giữ chức vụ phù hợp với vị trí mà người nước ngoài dự kiến vào làm việc tại Việt Nam

2/ Quy định về trường hợp xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, đây là điểm mới, tuy nhiên, phải thuộc phạm vị 11 ngành nghề dịch vụ trong bản cam kết của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhưng chú ý chỉ là ngành dịch vụ mà thôi, không áp dụng đối với ngành sản xuất. Xem thêm thông tư 35/2016/TT-BCT.

3/ Chỉ dùng 1 lý lịch tư pháp: hoặc lý lịch tư pháp nước ngoài đối với trường hợp cấp mới hoặc lý lịch tư pháp Việt Nam cho trường hợp cấp lại (gia hạn) giấy phép lao động trong khi trước đây yêu cầu 2 lý lịch tư pháp.

4/ Quy định thời gian hiệu lực của giấy khám sức khỏe là 12 tháng kể từ ngày cấp và 6 tháng đối với lý lịch tư pháp. Và quy định giấy khám sức khỏe này có thể do bệnh viện quốc tế nước ngoài cấp hoặc do bệnh viện tại Việt Nam cấp, tuy nhiên, phải theo danh sách bệnh viện khám sức khỏe làm giấy phép lao động được chỉ định bởi Bộ y tế theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.

5/ Luật lao động mới nhất 2016 quy định trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong khi trước kia không có.

6/ Luật lao động mới nhất 2016 quy định một số trường hơp đặc biệt, tức là trường hợp giảm trừ một số thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép lao động như trường hợp miễn bằng đại học, lý lịch tư pháp…

Nếu bạn có thắc mắc hay đặt câu hỏi gì về Luật lao đông mới nhất 2016 liên quan giấy phép lao động cho người nước ngoài, hãy gọi ngay PNVT, PNVT luôn là người bạn đồng hành cùng bạn, đảm bảo sẽ giải quyết mọi thắc mắc của bạn!

4.9/5 - (7 bình chọn)

2 thoughts on “Luật lao động mới nhất 2016

Trả lời Susu Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.