Quy định mới về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài năm 2016 là nói đến nghị định số 11/2016/NĐ-CP ban hành ngày 3/2/2016 quy định chi tiết cụ thể về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Theo nghị định mới 11/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/4/2016, thủ tục xin cấp giấy phép lao động đơn giản, cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là phân theo chức vụ của 03 nhóm chính là nhà quản lý / giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật. Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp sử dụng trường hợp “giấy xác nhận chuyên gia” để xin cấp giấy phép lao động. Chi tiết cụ thể xem bài viết này.
Quy định mới về cấp giấy phép lao động tại nghị định 11/2016
Như vậy, Nghị định 11/2016 sẽ thay thế nghị định 102/2013/NĐ-CP, theo hướng đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp giấy phép lao động. Nghĩa là từ ngày 1/4/2016, nghị định 102/2013 sẽ hết hiệu lực và nghị định mới về cấp giấy phép lao động năm 2016 tại Việt Nam sẽ có giá trị thực thi.
1/ Xác định rõ chức vụ và điều kiện cần và đủ đế xin chức vụ cho nhà quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật
Tại nghị định 11/2016 lần này, bổ sung cụ thể chức vụ như:
- Chuyên gia: chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện: i) có xác nhận của cơ quan tổ chức nước ngoài là chuyên gia; hoặc ii) có bằng đại học hoặc tương đương và có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến vào Việt Nam làm việc; ngoài ra, chuyên gia còn có trường hợp được Chính phủ Việt Nam đặc ân hay khen thưởng đặc biệt.
- Nhà quản lý: là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu của cơ quan/tổ chức như giám đốc, giám đốc điều hành, phó giám đốc, phó tổng giám đốc…
- Lao động kỹ thuật: yêu cầu phải có chứng nhận xác nhận ít nhất 1 năm đào tạo của ngành nghề phù hợp với vị trí mà lao động nước ngoài dự kiến vào làm việc ở Việt Nam và phải có 3 năm kinh nghiệm trở lên.
Đây là quy định về giấy phép lao động mới của nghị định 11/2016.
2/ Bổ sung trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Đây là điểm mới thứ 2 của quy định nước ngoài lao động tại Việt Nam, tức họ phải là di chuyển nội bộ, nhưng phải nằm trong phạm vị 11 ngành dịch vụ quy định trong bản cam kết của Việt Nam và Tổ chức thương mại thế giới.
Nếu được xem xét là phù hợp, thì họ sẽ được cấp xác nhận là đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3/ Quy định chi tiết về từng thành phần hồ sơ
- Giấy khám sức khỏe có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày cấp
- Lý lịch tư pháp: có giá trị tối đa 6 tháng kể từ ngày cấp và phải ghi rõ là không phạm tội hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại nước mà người nước ngoài sinh sống; nếu đã làm việc tại Việt Nam, thì chỉ cần bổ sung lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, trong khi trước đó thì đòi hỏi người nước ngoài phải có cả lý lịch tư pháp nước ngoài và lý lịch tư pháp Việt Nam nếu xin gia hạn giấy phép lao động
Quy định người nước ngoài lao động tại Việt Nam
Quy định người nước ngoài lao động tại Việt Nam là phải đáp ứng yêu cầu của chức vụ hay vị trí mà người lao động này dự kiến vào làm việc tại Việt Nam. Quy định này được nêu rõ ràng và cụ thể trong nghị định 11/2016/NĐ-CP.
4/ Hồ sơ cấp giấy phép lao động đối với trường hợp đặc biệt
a) Trường hợp không cần bằng đại học
Theo khoản 4 điều 10 của nghị định 11/2016, đối với một số ngành nghề và công việc, chỉ cần chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người nước ngoài thay thế bằng đại học gồm:
- Giấy công nhân là nghệ nhân: đối với một ngành nghề truyền thống do cơ quan thẩm quyền nước ngoài cấp
- Chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá
- Bằng lái máy bay vận tải
- Giấy phép bảo dưỡng tàu do cơ quản thẩm quyền Việt Nam cấp
b) Trường hợp không cần lý lịch tư pháp, không cần giấy khám sức khỏe
Theo khoản 8, điều 10, nghị định 11/2016, thì 3 trường hợp sau được miễn lý lịch tư pháp, miễn giấy khám sức khỏe
- Trường hợp 1: Người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, giấy phép lao động còn đang hiệu lực, nhưng chuyển làm cho đơn vị khác cùng vị trí công việc;
- Trường hợp 2: Người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, giấy phép còn hiệu lực, nhưng khác là thay đổi vị trí công việc, nhưng cùng làm cho một công ty cũ
- Trường hợp 3: Người nước ngoài đã cấp giấy phép lao động, tuy nhiên lại hết hiệu lực, nhưng muốn tiếp tục làm cùng vị trí như đã cấp trước đây
c) Trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ
Theo khoản 9, điều 10, nghị định 11/2016 thì hồ sơ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự với một số quốc gia như Nga, Pháp, Séc, Ucraina…
Như vậy, quy định người nước ngoài lao động tại Việt Nam theo nghị định mới được giảm nhiều khâu, thủ tục và dễ dàng hơn cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam.
Quy định về giấy phép lao động 2016
Càng ngày quy định về giấy phép lao động được đơn giản và cụ thể hóa để hòa vào dòng chảy nền kinh tế thế giới, cụ thể ở đây là WTO. Và từng bước Việt Nam đơn giản hóa thủ tục hay quy định về giấy phép lao động 2016, là năm thay đổi đáng kể của quy định về giấy phép lao động 2016.
5/ Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
Đây cũng là điểm mới của nghị định lần này, mà theo nghị định cũ gọi là gia hạn giấy phép lao động. Tuy nhiên, chỉ có thể cấp lại giấy phép lao động từ trước 30-45 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn.
>>>ĐẢM BẢO GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG TẠI BÌNH DƯƠNG, ĐỒNG NAI, BÌNH PHƯỚC, LONG AN<<<
Như vậy, quy định mới về cấp giấy phép lao động có những thay đổi rõ rệt, từng bước cụ thể hóa quy định người nước ngoài lao động tại Việt Nam, cụ thể là quy định giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc gặp vướng mắc ở bất kỳ khâu nào, từ khâu bắt đầu xin mẫu số 1, PNVT đều có thể hỗ trợ bạn, bạn hãy gọi ngay PNVT, PNVT luôn là bạn đồng hành cùng bạn.
Bài viết xúc tích, đơn giản nhưng đầy đủ.
Bài viết hữu ích, và có giá trị đối với người nước ngoài vì thủ tục đơn giản hơn, cụ thể và rõ ràng hơn. Đọc là có thể làm được ngay, không phải như những năm trước đây.