Home Giấy phép lao động Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

Giấy phép lao động là văn bản bắt buộc phải thực hiện của người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên ở một số trường hợp người nước ngoài có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động. Vậy trong trường hợp cụ thể nào, người nước ngoài phải xin cấp lại giấy phép lao động? Các dạng thủ tục cấp lại giấy phép lao động? Và thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại như thế nào? Sau đây xin mời các bạn cùng dành vài phút để tìm hiểu về vấn đề này nhé.

các trường hợp cấp lại giấy phép lao động

Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động được quy định rất rõ trong Nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 03 tháng 02 năm 2016, thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016, thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH, Luật Lao động 2012.

Và theo điều 13, mục 4 nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm có:

– Cấp lại giấy phép lao động khi giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn nhưng bị mất (sau đây gọi tắt là cấp lại giấy phép lao động bị mất).

– Cấp lại giấy phép lao động khi giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn nhưng bị hỏng (sau đây gọi tắt là cấp lại giấy phép lao động bị hỏng).

– Cấp lại giấy phép lao động khi giấy phép lao động còn hạn nhưng có sự thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 8, điều 10 nghị định 11/2016/NĐ-CP sau đây:

+ Người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trên giấy phép lao động (tạm hiểu là trường hợp thay đổi nơi làm việc)

+ Người lao động nước ngoài làm việc khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động, nhưng không thay đổi người sử dụng lao động (sau đây gọi tắt là thay đổi vị trí làm việc trong nội bộ doanh nghiệp/tổ chức).

+ Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại điều 174, bộ luật lao động 2012, có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động.

+ Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.

– Cấp lại giấy phép lao động khi giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn nhưng có một số thay đổi trong nội dung ghi trong giấy phép lao động như: số hộ chiếu, địa chỉ công ty, tên công ty (do doanh nghiệp tổ chức đổi địa chỉ, tên doanh nghiệp) …

– Cấp lại giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày (là trường hợp giấy phép lao động sắp hết hạn).

Các thủ tục cấp lại giấy phép lao động

Tùy vào từng trường hợp cấp lại giấy phép lao động trên đây mà chúng ta sẽ có:

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị mất

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động bị hỏng

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do thay đổi số hộ chiếu

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động do thay đổi địa chỉ, tên công ty

Thủ tục cấp lại giấy phép lao động sắp hết hạn (giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày (còn gọi là thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài)

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

Theo điều 16, nghị định 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/02/2016 thì:

– Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại đối với trường hợp bị mất, hỏng, hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động (trừ các trường hợp được quy định tại khoản 8, điều 10 nghị định 11/2016/NĐ-CP) bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

– Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại đối với trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày sẽ theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại điều 11 nghị định 11/2016/NĐ-CP, nhưng không quá 02 năm.

Như vậy, PNVT chúng tôi đã nêu đầy đủ các trường hợp cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động, thành phần hồ sơ, trình tự cấp lại giấy phép lao động, nơi giải quyết thủ tục hồ sơ, phí và lệ phí cấp lại giấy phép lao động, hãy liên hệ ngay với chuyên gia của chúng tôi nhé. PNVT sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết tất cả mọi trường hợp hồ sơ cấp lại do giấy phép lao động bị mất, bị hỏng, do thay đổi số hộ chiếu, tên công ty/ địa chỉ, kể cả các trường hợp xin giấy phép lao động khác công ty cùng vị trí, cùng công ty khác vị trí, khác công ty khác vị trí…/.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *