Dịch công chứng là gì? Định nghĩa đúng nhất và thực tế nhất? PNVT.vn trong bài viết này sẽ định nghĩa thực tế và dễ hiểu để người làm hồ sơ biết, có kiến thức thực tế để có thể tự tin khi nộp hồ sơ, cũng như cách kiểm tra thế nào là dịch công chứng đúng, hợp pháp.
Dịch công chứng là gì? Định nghĩa đúng nhất và thực tế nhất
Về mặt pháp lý, dịch công chứng là xác nhận chữ ký của biên dịch viên do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam thực hiện. Như vậy, theo pháp luật thì nội dung của bản dịch không được chứng thực, mà chỉ chữ ký của biên dịch được chứng thực.
Thực tế đúng như vậy, khi trong phần xác nhận của cơ quan thẩm quyền đều ghi là “Tôi, tên là…., tại UBND…..chứng thực chữ ký của biên dịch tên là…..là đúng”
Còn theo nghĩa dân gian thì đơn giản hơn, dịch công chứng tức là công chứng bản dịch, hay chứng thức, hay xác nhận bản dịch, cụ thể ở đây là dịch công chứng tiếng Nhật, thì gọi là dịch công chứng bản dịch tiếng Nhật.
Cách nhận biết Dịch công chứng là đúng, là hợp pháp
Theo luật thì bản dịch phải đặt trước bản gốc và ngay liền phần sau cùng, tức trang cuối cùng của bản dịch, là tờ xác nhận, trong đó bao gồm 3 phần:
Phần 1: Phần xác nhận của biên dịch tiếng Nhật
Trong phần xác nhận này ghi rõ họ tên và cam kết của biên dịch là dịch chính xác văn bản gốc tiếng Việt (gọi là dịch tiếng Việt sang tiếng Nhật) hoặc từ bản gốc tiếng Nhật (gọi là dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt).
Phần 2: Phần xác nhận của Trưởng / phó phòng tư pháp
Phần này gồm cả hai chữ ký và con dấu thì mới có giá trị pháp lý, còn thiếu một trong hai thì cũng không sử dụng được. Lưu ý chỗ này là điểm mấu chốt.
Phần 3: Dấu giáp lai
Dấu giáp lai phải tròn dấu, xin nhắc lại là tròn dấu, và nên đóng 4-5 tờ thành 1 con dấu, không nến đóng hơn 5 trang vì như vậy con dấu sẽ không thể hiện rõ.
Thành phần hồ sơ của Dịch công chứng
Gồm 3 phần chính và sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống gồm: i) bản dịch có thể là 1 trang hoặc nhiều hơn, nhưng chú ý bản dịch phải tương ứng đúng với bản gốc; ii) giấy xác nhận, dân gian gọi là đuôi xác nhận, vì nó đặt ở phần sau của bản dịch, nhớ là phải đặt liền sau bản dịch; iii) bản nguồnđược hiểu là bản có chữ ký và con dấu sống, hoặc sao y công chứng của phường, quận.
Chú ý: bản đích nếu là bản sao y thì bắt buộc phải photo cho thật đúng với bản gốc/bản chính của nó. Nếu không thì “bị vô hiệu” nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ phát hiện ra.
Đến đây thì PNVT chắc rằng bạn đã hiểu thật kỹ về Dịch công chứng là gì? và cách thức kiểm tra xem bản dịch công chứng có phù hợp hay không và biết rõ hồ sơ gồm những gì trong đó.