Home Dịch vụ khác Hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép lái xe có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không?

Giấy phép lái xe có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không?

Người nước ngoài du lịch, công tác, lao động… thường phát sinh nhu cầu đi lại, di chuyển tại Việt Nam. Ngoài việc đi xe taxi, phương tiện công cộng thì nhiều người cũng muốn tự mình điều khiển phương tiện giao thông để thuận tiện đi lại hơn.

Một trong những giấy tờ cần phải có khi điều khiển phương tiện giao thông là giấy phép lái xe. Người nước ngoài hay người Việt Nam được cấp giấy phép lái xe bởi cơ quan nước ngoài để điều khiển phương tiện giao thông tại VN có cần thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự hay không?

Giấy phép lái xe có cần hợp pháp hóa lãnh sự hay không?

Theo quy định tại Điều 41, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT thì hồ sơ đề nghị đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép Việt Nam cần có:

  • Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt đã được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;
  • Đối với người Việt Nam có giấy phép lái xe được cơ quan nước ngoài cấp cần xuất trình giấy phép lái xe được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ.

dịch bằng lái xe nước ngoài

Đồng thời, theo Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTP, giấy phép lái xe không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính hoặc thuộc trường hợp đã yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch giấy phép lái xe.

Những quy định trên, làm người dân nhầm tưởng rằng giấy phép lái xe không cần tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự vẫn có thể sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp để không phải xuất trình giấy phép lái xe được hợp pháp hóa lãnh sự cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật.

Tóm lại, để đảm bảo tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, giấy phép lái xe phải được hợp pháp hóa lãnh sự thì mới được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Điều 9 của nghị định này.

Các trường hợp được miễn HPHLS giấy phép lái xe

Những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe bao gồm:

  • Giấy phép lái xe được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy phép lái xe được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy phép lái xe được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy phép lái xe mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Nếu không thuộc các quy định nêu trên thì người điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam khi làm hồ sơ chuyển đổi giấy phép lái xe cần xuất trình giấy phép đã được hợp pháp hóa lãnh sự theo nguyên tắc chung.

Giấy phép lái xe quốc tế có được sử dụng ở Việt Nam không?

Hiện nay, có một loại giấy phép được gọi là giấy phép lái xe quốc tế. Đây chính là một loại thẻ nhận dạng theo cá nhân, được cấp cho công dân đã có giấy phép lái xe tại một quốc gia bất kỳ và muốn chạy xe ở nước ngoài sẽ tiến hành thủ tục để chuyển đổi sang giấy phép lái xe quốc tế.

Giấy phép lái xe quốc tế thực chất là bản dịch từ giấy phép lái xe của quốc gia ra nhiều ngôn ngữ phổ biến. Giấy phép lái xe quốc tế rất phù hợp với các trường hợp ra nước ngoài để du lịch, công tác, du học, thăm thân nhân… Không áp dụng cho trường hợp visa dài hạn hoặc định cư tại nước ngoài.

Theo quy định pháp luật Việt Nam giấy phép lái xe quốc tế chỉ áp dụng cho công dân mang quốc tịch nước ngoài, còn công dân Việt Nam hay người Việt Nam ở nước ngoài để điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam phải sử dụng giấy phép lái xe của Việt Nam.

Rất nhiều người nhầm tưởng giấy phép lái xe quốc tế áp dụng cho cả người Việt Nam từ nước ngoài trở về(vẫn mang quốc tịch Việt Nam) nên xảy ra các trường hợp khiếu kiện cơ quan hành chính về việc cán bộ giao thông không chấp thuận giấy phép lái xe quốc tế.

Hành vi của cán bộ giao thông không chấp thuận giấy phép lái xe quốc tế hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật. Trường hợp người nước ngoài khi điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam phải mang theo bằng lái xe quốc tế và bản gốc giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.

Trên đây là một số thông tin mà PNVT muốn gửi đến bạn đọc tham khảo, trong trường hợp còn thắc mắc về vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe thì vui lòng liên hệ ngay qua cho chúng tôi qua số HOTLINE.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.