Home Dịch vụ khác Hộ chiếu nhanh Hộ chiếu Việt Nam có mấy loại?

Hộ chiếu Việt Nam có mấy loại?

Hộ chiếu Việt Nam do Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh, thành phố trên lãnh thổ Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam, làm giấy tờ đi lại quốc tế. Người có hộ chiếu Việt Nam có quyền xuất nhập cảnh mà không cần thị thực và đây là giấy tờ có thể sử dụng thay thế Giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu Việt Nam được chia làm 4 loại: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu thuyền viên. Ngoài các loại hộ chiếu này còn có các giấy tờ đi lại quốc tế tương đương.

các loại hộ chiếu việt nam

Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phổ thông được cấp cho mọi công dân Việt Nam. Các chuyên gia Việt Nam, học sinh, sinh viên, hội viên, đoàn viên các đoàn thể đi công tác, cán bộ nhân viên từ cán sự 4 trở xuống, cán bộ quân đội từ cấp trung úy trở xuống, người đi việc riêng như lao động, học tập, chữa bệnh, thăm thân nhân, du lịch, định cư…sẽ được cấp hộ chiếu phổ thông.

Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, với thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi, với thời hạn 05 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở Việt Nam

* Cách 1: nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tỉnh thành phố

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

– Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.

– Xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị, sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp. Xem thêm thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em

* Cách 2: nộp hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông qua đường bưu điện

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.

Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông ở cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;

– Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;

– Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.

Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của mình.

Hộ chiếu công vụ

Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu; Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài và vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của đối tượng này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác; các trường hợp cần thiết khác do yêu cầu và tính chất của chuyến đi.

Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm kể từ ngày cấp, được gia hạn 1 lần, tối đa không quá 3 năm. Cần gia hạn hộ chiếu công vụ trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.

Hộ chiếu ngoại giao

Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam – là những người được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ của chuyến đi. Các đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao là những người thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính Phủ; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Những người thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, hộ chiếu ngoại giao còn được cấp cho: những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự; Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện trên cùng đi theo hành trình công tác; vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác; Các trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác.

Hộ chiếu ngoại giao có thời hạn không quá 5 năm kể từ ngày cấp, được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Hãy gia hạn hộ chiếu trước khi hộ chiếu ngoại giao hết hạn ít nhất 30 ngày.

Hộ chiếu thuyền viên

Hộ chiếu thuyền viên cấp cho thuyền viên Việt Nam khi các đối tượng này xuất nhập cảnh theo đường biển hoặc phương tiện tàu thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm kể từ ngày cấp, được gia hạn một lần tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn hộ chiếu thuyền viên cần thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.

Ngoài 4 loại hộ chiếu Việt Nam trên, Chính phủ còn cấp giấy thông hành biên giới, giấy thông hành xuất nhập cảnh, giấy thông hành hồi hương,… Đặc biệt, kể từ ngày 1/7/2020, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được quyền lựa chọn cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử hoặc không gắn chụp điện tử. Còn hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp. Đây là giải pháp nhằm cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, và công dân Việt Nam, góp phần tạo điều kiện cho việc xét cấp thị thực, nhập cảnh các nước dễ dàng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

One thought on “Hộ chiếu Việt Nam có mấy loại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.