Home Thông tin hữu ích Văn bản pháp luật Nghị định 88/2015/NĐ-CP làm sao đóng phạt thấp nhất

Nghị định 88/2015/NĐ-CP làm sao đóng phạt thấp nhất

Nghị định 88/2015/NĐ-CP là văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để biết hình thức, mức xử phạt khi người lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động, bạn hãy theo dõi quy định tại điều 22 của nghị định này nhé.

nghị định số 88/2015/NĐ-CP

Các quy định xử phạt trong nghị định 88/2015/NĐ-CP

Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy định xử phạt các khía cạnh sau đây:

– Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm

– Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

– Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng

– Vi phạm quy định về thử việc

– Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

– Vi phạm quy định về tiền lương

– Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

– Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam

– Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn

– Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

– Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp

– Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

– Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

– Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Xem thêm

Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thủ tục xin xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Hình thức và mức phạt nếu sử dụng người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động

Tại điều 22, Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:

– Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn thì sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

– Người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn sẽ bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

+ Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

– Ngoài ra, người sử dụng lao động còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối nếu có hành vi vi phạm quy định này.

– Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nghị định 88/2015/NĐ-CP được áp dụng khi nào?

Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ được chính thức ban hành ngày 07/10/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2015. Để đóng phạt ở mức thấp nhất, trường hợp vi phạm lao động, thì liên hệ Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt để đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn.

Xem toàn bộ văn bản hoặc tải nghị định 88/2015/NĐ-CP .doc .pdf

Để xem toàn bộ văn bản hoặc tải nghị định 88/2015/NĐ-CP .doc .pdf, hãy click những đường dẫn dưới đây

https://pnvt.vn/vbpl-bieu-mau/10.6.2018-nghi-dinh-88-2015-quy-dinh-xu-phat-khong-co-giay-phep-lao-dong.doc.doc

https://pnvt.vn/vbpl-bieu-mau/10.6.2018-nghi-dinh-88-2015-quy-dinh-xu-phat-khong-co-giay-phep-lao-dong.pdf.pdf

Để tránh tình trạng bị xử phạt, người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nên tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ Nghị định 88/2015/NĐ-CP của Chính phủ để có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề làm giấy phép lao động cho người nước ngoài nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.