Home Thông tin hữu ích Văn bản pháp luật Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016

Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 34/2016/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 09 tháng 12 năm 2016

NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CÁC LOẠI PHÍ VÀ LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và Lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và Lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Sau khi xem xét Tờ trình số 182/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 43/BCTT-KTNS ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế – Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về các loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017(có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Bãi bỏ các quy định đối với 09 loại phí từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 trở đi để thực hiện theo pháp luật về giá, gồm:

– Thủy lợi phí (Nghị quyết số 24/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của HĐND tỉnh);

– Phí chợ (Nghị quyết số 33/2005/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2005 và Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND 10 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh);

– Phí qua đò, qua phà (Nghị quyết số 81/2003/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2003, Nghị quyết số 90/2003/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2003 và Nghị quyết số 55/2005/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2005 của HĐND tỉnh);

– Phí sử dụng cảng, nhà ga (Nghị quyết số 24/2007/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2007 và Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh);

– Phí trông giữ xe (Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh);

– Phí vệ sinh (Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 8 năm 2011 và Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh);

– Phí đấu thầu, đấu giá (Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2012 và Nghị quyết 04/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh);

– Phí dự thi, dự tuyển (Nghị quyết số 90/2003/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2003 và Nghị quyết số 21/2004/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2004 của HĐND tỉnh);

– Phí sử dụng bến, bãi, mặt nước (Nghị quyết số 90/2003/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2003, Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2010, Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2012, Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2013 và Nghị quyết số 22/2015/NQ-HĐND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh).

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 5. Nghị quyết này thay thế các nghị quyết trước đây của Hội đồng nhân dân dân tỉnh quy định các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2016./.

CHỦ TỊCH

Nguyễn Thanh Tùng

QUY ĐỊNH
CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII, kỳ họp thứ 3 )

Chương I
QUY ĐỊNH VỀ PHÍ

Điều 1. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố:

1. Đối tượng nộp phí:

Các đối tượng được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố vào mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Mức thu:
Mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh được quy định cụ thể như sau:

Nội dung thu phí Mức thu
1. Sử dụng lòng đường, hè phố để làm nơi kinh doanh, buôn bán cho hộ gia đình và cá nhân; làm bãi trông, giữ xe đạp, xe máy: mức thu được xác định theo giá đất do UBND tỉnh công bố có hiệu lực tại thời điểm cấp phép như sau
Giá đất từ 20 triệu đồng/m2 trở lên 6.000 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 18 đến dưới 20 triệu đồng/m2 5.500 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 16 đến dưới 18 triệu đồng/m2 5.000 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 14 đến dưới 16 triệu đồng/m2 4.500 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 12 đến dưới 14 triệu đồng/m2 4.000 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 10 đến dưới 12 triệu đồng/m2 3.500 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 08 đến dưới 10 triệu đồng/m2 3.000 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 06 đến dưới 08 triệu đồng/m2 2.500 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 04 đến dưới 06 triệu đồng/m2 2.000 đồng/m2/tháng
Giá đất từ 02 đến dưới 04 triệu đồng/m2 1.500 đồng/m2/tháng
Giá đất dưới 02 triệu đồng/m2 1.000 đồng/m2/tháng
2. Sử dụng lòng đường, hè phố làm nơi đỗ xe ô tô các loại theo quy hoạch sử dụng đất, giao thông đường bộ, đô thị
a) Thu theo lần đỗ 5.000 đồng/xe/lượt
b) Thu theo tháng 100.000 đồng/xe/tháng
3. Sử dụng lòng đường, hè phố làm nơi tập kết tạm thời để trung chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, sửa chữa công trình; làm nơi tập kết tạm thời để vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu thi công hạ tầng kỹ thuật
a) Thành phố Quy Nhơn 20.000 đồng/m2/tháng
b) Các phường, thị trấn của thị xã An Nhơn; thị trấn của huyện Hoài Nhơn 15.000 đồng/m2/tháng
c) Thị trấn của các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão 10.000 đồng/m2/tháng
d) Thị trấn của các huyện còn lại 13.000 đồng/m2/tháng
4. Đào, lấp lòng đường, hè phố để thi công hạ tầng kỹ thuật 15.000 đồng/m/lần đào

3. Cơ quan thu:

a. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là UBND cấp huyện).

b. Phòng Quản lý đô thị/Kinh tế hạ tầng (trường hợp được UBND cấp huyện ủy quyền).

c. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã).

Các cơ quan thu nêu trên chỉ được phép thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận bằng văn bản về danh mục các vị trí, địa điểm tại các khu vực, tuyến đường được phép sử dụng vào mục đích ngoài giao thông theo đúng trình tự quy định tại Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu phí:

a. Đơn vị thu phí thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn: 10%.

b. Đơn vị thu phí thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: 30%.

Điều 2. Phí thăm quan danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử; công trình văn hóa, bảo tàng

1. Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đến thăm quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Đối tượng miễn, giảm:

a. Đối tượng miễn:

– Trẻ em dưới 6 tuổi;

– Thương binh, bệnh binh (phải có thẻ thương binh, bệnh binh);

– Người khuyết tật.

b. Đối tượng giảm 50%:

– Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

– Người cao tuổi;

– Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi;

– Học sinh, sinh viên đi thăm quan tìm hiểu nghiên cứu, học tập có tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung (có giấy giới thiệu của nhà trường).

Đối với người thuộc diện được hưởng nhiều trường hợp ưu đãi giảm thu phí nêu trên thì chỉ giảm 50% phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng.

3. Mức thu:

a. Mức thu tối đa: 30.000 đồng/lần/người. Mức thu này áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan.

b. Mức thu cụ thể tại một số địa điểm thăm quan:

Số TT Địa điểm thu phí Mức thu phí cụ thể*
(Đồng/lần/người)
Cơ quan thu
1 Bảo tàng Quang Trung 19.000 Bảo tàng Quang Trung
2 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định 5.000 Bảo tàng Tổng hợp Bình Định
3 Khu du lịch Hầm Hô 19.000 Công ty cổ phần Du lịch Hầm Hô
4 Tháp Đôi 8.000 Ban quản lý Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao)
5 Tháp Dương Long 7.000
6 Tháp Bánh Ít 7.000
7 Tháp Cánh Tiên 7.000
8 Khu du lịch Hồ Núi Một 6.000 Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Bình Định
9 Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa (tại địa điểm danh lam thắng cảnh) 5.000 Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa

(*): Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan.

4. Tỷ lệ % để lại cho đơn vị thu:

Các đơn vị được phép thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh được trích để lại 90% số phí thu được, 10% còn lại nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Điều 3. Phí thư viện

1. Đối tượng nộp phí: Là các tổ chức, cá nhân được thư viện cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc.

2. Đối tượng được miễn, giảm phí thư viện:

a. Giảm 50% mức phí thư viện đối với các trường hợp sau:

– Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

– Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

– Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thư viện.

b. Miễn phí thư viện đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

3. Mức thu:

Số TT Nội dung Đơn vị tính Mức thu
1 Phí thẻ đọc đối với bạn đọc là thiếu nhi (từ 15 tuổi trở xuống) đồng/thẻ/năm  2.000
2 Phí thẻ đọc đối với bạn đọc là người lớn -nt- 15.000
3 Phí thẻ mượn đối với bạn đọc là người lớn -nt- 20.000
4 Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc tài liệu quý hiếm. -nt-
– Đối với bạn đọc là thiếu nhi (từ 15 tuổi trở xuống) -nt- 10.000
– Đối với bạn đọc là người lớn -nt- 30.000

4. Cơ quan thu: Thư viện tỉnh Bình Định

5. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu: Thư viện tỉnh được trích để lại 90% số tiền phí thu được để chi theo quy định, 10% còn lại trích nộp Ngân sách nhà nước.

Điều 4. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết và thu phí.

1. Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan chức năng thuộc UBND tỉnh.

2. Mức thu:

a. Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh được quy định cụ thể như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Tổng vốn đầu tư (tỷ VNĐ)

 

Nhóm dự án

≤50 >50 và ≤100 >100 và ≤200 >200 và ≤500 >500
Nhóm 1. Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường 5,0 6,5 12,0 14,0 17,0
Nhóm 2. Dự án công trình dân dụng 6,9 8,5 15,0 16,0 25,0
Nhóm 3. Dự án hạ tầng kỹ thuật 7,5 9,5 17,0 18,0 25,0
Nhóm 4. Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 7,8 9,5 17,0 18,0 24,0
Nhóm 5. Dự án Giao thông 8,1 10,0 18,0 20,0 25,0
Nhóm 6. Dự án Công nghiệp 8,4 10,5 19,0 20,0 26,0
Nhóm 7. Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6) 5,0 6,0 10,8 12,0 15,6

b. Trường hợp thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Mức thu phí bằng 50% mức thu áp dụng đối với báo cáo đánh giá môi trường chính thức.

3. Cơ quan thu:

a. Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định.

b. Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định.

4. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu:

Cơ quan thu phí được để lại 100% số tiền phí thu được để chi theo quy định hiện hành.

Điều 5. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1. Đối tượng nộp phí:

Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh…

2. Đối tượng không thu:

– Không thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định).

– Các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng được giao đất tái định cư tại các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh.

3. Mức thu:

Số TT Đối tượng nộp Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1 Đối với tổ chức  
a Nhỏ hơn 10.000 m2 500.000
b Từ 10.000 m2 đến dưới 100.000 m2 1.000.000
c Từ 100.000 m2 trở lên 2.000.000
2 Đối với hộ gia đình  
a Tại khu vực đô thị 200.000
b Tại khu vực nông thôn đồng bằng 100.000
c Tại khu vực nông thôn miền núi (bao gồm cả phường Bùi Thị Xuân) 50.000

4. Cơ quan thu:

– Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định;

– Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Định;

– Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

5. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu:

Cơ quan thu được trích để lại 40% số tiền phí thu được để chi theo quy định; số tiền phí còn lại 60% phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 6. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất; thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất; thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi

1. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện công việc thẩm định thuộc các lĩnh vực nêu trên.

2. Mức thu:

STT Loại phí Đơn vị tính Mức thu
1. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất
Đề án thiết kế giếng có lưu lượng nước dưới 200 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 400.000
Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm đồng/1 đề án, báo cáo 1.100.000
Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án, báo cáo 2.600.000
Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án, báo cáo 5.000.000
2. Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 600.000
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 m3 đến dưới 0,5 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50 kw đến dưới 200 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 1.800.000
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3 đến dưới 1 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200 kw đến dưới 1.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 4.400.000
Đề án khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3 đến dưới 2 m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3 đến dưới 50.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 8.400.000
3. Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi
Đề án có lưu lượng nước dưới 100 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 600.000
Đề án có lưu lượng nước từ 100 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 1.800.000
Đề án có lưu lượng nước từ 500 m3 đến dưới 2.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 4.400.000
Đề án có lưu lượng nước từ 2.000 m3 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm đồng/1 đề án 8.400.00
Đề án có lưu lượng nước trên 10.000 m3 đến dưới 20.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản đồng/1 đề án 11.600.000
Đề án có lưu lượng nước từ 20.000 m3 đến dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản đồng/1 đề án 14.600.000
4. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất
  Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200m3/ ngày đêm đồng/1 báo cáo 400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200m3/ ngày đêm đến dưới 500m3/ngày đêm đồng/1 báo cáo 1.400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500m3/ ngày đêm đến dưới 1.000m3/ngày đêm đồng/1 báo cáo 3.400.000
Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000m3/ ngày đêm đến dưới 3.000m3/ngày đêm đồng/1 báo cáo 6.000.000
5. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất đồng/hồ sơ 1.400.000

– Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh, bổ sung: áp dụng mức thu bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên.

– Trường hợp thẩm định cấp lại: áp dụng mức thu bằng 30% mức thu theo quy định nêu trên.

3. Cơ quan thu:

– Sở Tài nguyên và Môi trường;

– Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định (chỉ áp dụng đối với các Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; Phí thẩm định đề án khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển; Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất).

4. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu:

Cơ quan thu phí được trích để lại 100% số phí thu được để thực hiện chi theo quy định.

Điều 7. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai

1. Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai theo quy định.

2. Các trường hợp không thu phí:

– Cung cấp thông tin về danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

– Trường hợp cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh; phục vụ theo yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp.

– Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Tài nguyên và Môi trường ở địa phương, UBND các cấp khi sử dụng dữ liệu đất đai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

3. Mức thu:

Mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai trên địa bàn tỉnh được quy định cụ thể:

STT Nội dung Mức thu (đồng/hồ sơ)
Đối với tổ chức Đối với Hộ gia đình, cá nhân
I. HỒ SƠ ĐẤT ĐAI DẠNG GIẤY
1. Tra cứu thông tin: về tên chủ sử dụng đất, số thửa, tờ bản đồ, diện tích, loại đất; trạng thái pháp lý của Giấy chứng nhận. 30.000 15.000
2. Trích lục hồ sơ: cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động, sổ cấp Giấy chứng nhận) 100.000 50.000
3. Trích sao hồ sơ: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động, sổ cấp Giấy chứng nhận; hồ sơ cấp giấy chứng nhận; hồ sơ đo đạc. 120.000 60.000
II. HỒ SƠ ĐẤT ĐAI DẠNG SỐ
1. Tra cứu thông tin từ cơ sở dữ liệu đất đai thông qua mạng Internet, tin nhắn SMS đối với các nội dung như: về tên chủ sử dụng đất, số thửa, tờ bản đồ, diện tích, loại đất; trạng thái pháp lý của Giấy chứng nhận. 30.000 15.000
2. Trích lục hồ sơ từ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai: hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính (bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp Giấy chứng nhận) 100.000 50.000
3. Trích sao hồ sơ: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp Giấy chứng nhận; hồ sơ cấp giấy chứng nhận. 140.000 70.000
III. SAO THÔNG TIN CHIẾT XUẤT TỪ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI VÀO THIẾT BỊ LƯU TRỮ: hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ địa chính (có chọn lọc) 250.000 125.000
IV. TRA CỨU THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ ĐẤT ĐAI: số liệu thống kê, kiểm kê đất đai đã được tổng hợp và xử lý. 300.000 150.000

* Mức thu này không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu.

4. Cơ quan thu:

– Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh.

– Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

– UBND xã, phường, thị trấn.

5. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu:

Cơ quan thu được để lại 50% số phí thu được để phục vụ cho công tác thu phí; số phí còn lại 50% nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Điều 8. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1. Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mức thu:

Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là: 25.000 đồng/hồ sơ.

3. Cơ quan thu: Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh.

4. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu: Cơ quan thu được trích để lại 50% số tiền phí thu được để chi theo quy định; số tiền phí còn lại 50% phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 9. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm

1. Đối tượng nộp phí:

Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Mức thu:

TT Các trường hợp nộp phí Mức thu
(đồng/hồ sơ)
1 Đăng ký giao dịch bảo đảm 80.000
2 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm 60.000
3 Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký 50.000
4 Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm 20.000

3. Cơ quan thu: Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh.

4. Tỷ lệ % để lại cho cơ quan thu: Cơ quan thu được trích để lại 50% số tiền phí thu được để chi theo quy định; số tiền phí còn lại 50% phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 10. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

1. Đối tượng nộp phí: Là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Mức thu phí:

STT Loại khoáng sản Đơn vị tính Mức thu (đồng)
I QUẶNG KHOÁNG SẢN KIM LOẠI
1 Quặng sắt Tấn 40.000
2 Quặng ti-tan (titan) Tấn 50.000
3 Quặng vàng Tấn 180.000
4 Quặng đất hiếm Tấn 40.000
5 Quặng bạc, Quặng thiếc Tấn 180.000
6 Quặng chì, Quặng kẽm Tấn 180.000
7 Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bauxite) Tấn 20.000
8 Quặng khoáng sản kim loại khác Tấn 20.000
II KHOÁNG SẢN KHÔNG KIM LOẠI
1 Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan) m3 70.000
2 Đá Block m3 90.000
3 Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi), Sa-phia (sapphire), E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen, A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite) Tấn 70.000
4 Sỏi, cuội, sạn m3 6.000
5 Đá làm vật liệu xây dựng thông thường m3 5.000
6 Đá vôi, đá sét làm xi măng và các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan…); khoáng chất công nghiệp (barit, flourit, bentonit và các loại khoáng chất khác) Tấn 3.000
7 Cát vàng m3 5.000
8 Cát trắng m3 7.000
9 Các loại cát khác m3 4.000
10 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình m3 2.000
11 Sét làm gạch, ngói m3 2.000
12 Cao lanh, phen-sờ-pát (fenspat) m3 6.000
13 Các loại đất khác m3 2.000
14 Gờ-ra-nít (granite) Tấn 30.000
15 Nước khoáng thiên nhiên m3 2.500
16 Mi-ca (mica), Thạch anh kỹ thuật Tấn 20.000
17 Than các loại Tấn 6.000
18 Khoáng sản không kim loại khác Tấn 20.000

a. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite làm đá ốp lát, làm mỹ nghệ thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 1, Mục II biểu mức thu nêu trên.

b. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác Granite cho mục đích khác thì áp dụng mức thu phí quy định tại điểm 14, Mục II biểu mức thu nêu trên.

c. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác đá làm mỹ nghệ theo cả khối lớn thì áp dụng mức thu phí đối với đá block quy định tại điểm 2, Mục II biểu mức thu nêu trên.

3. Cơ quan thu: Cơ quan thuế các cấp.

4. Tỷ lệ % nộp ngân sách: nộp 100% vào ngân sách nhà nước.

5. Một số quy định khác: Phương pháp tính và việc quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2016/NĐ-CP ngày 19/02/2016 của Chính phủ và các văn bản quy định pháp luật sửa đổi, bổ sung và có liên quan khác (nếu có).

Điều 11. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

1. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Đối tượng miễn thu: hộ gia đình tại khu vực dự án 9 thị trấn và xã Nhơn Hải trong giai đoạn 2015 – 2020.

3. Đối tượng không thu: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đã thanh toán tiền dịch vụ thoát nước thì không phải trả phí bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

4. Mức thu:

STT Đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải Mức thu
1. Thành phố Quy Nhơn (đồng/m3 nước sạch)
a) Hộ gia đình 1.500
b) Cơ quan hành chính sự nghiệp 3.400
c) Hoạt động sản xuất vật chất 5.000
d) Hoạt động kinh doanh dịch vụ 6.000
2. Các đối tượng sử dụng nước còn lại tại khu vực dự án 9 thị trấn và xã Nhơn Hải trong giai đoạn 2015 – 2020 1%/giá bán 1 m3 nước sạch (chưa bao gồm thuế GTGT)

5. Cơ quan thu: Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định.

6. Tỷ lệ để lại cho cơ quan thu:

– Cơ quan thu được để lại 3,5% số phí thu được trên địa bàn thành phố Quy Nhơn để chi theo quy định, 96,5% còn lại trích nộp ngân sách tỉnh để thực hiện việc duy tu, sửa chữa, vận hành hệ thống thoát nước đô thị theo phân cấp.

– Cơ quan thu được để lại 10% số phí thu được tại khu vực dự án 9 thị trấn và xã Nhơn Hải, 90% còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.

Chương II
QUY ĐỊNH VỀ LỆ PHÍ

Điều 12. Lệ phí đăng ký cư trú

1. Đối tượng nộp lệ phí:

Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

2. Đối tượng không thu, miễn thu:

a. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

b. Miễn lệ phí đăng ký cư trú khi đăng ký cấp lần đầu đối với: Cấp sổ hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú.

3. Mức thu:

STT Nội dung Đơn vị tính Mức thu
Các phường nội thành của thành phố Quy Nhơn Khu vực khác
1 Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đồng/lần đăng ký 15.000 7.000
2 Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu; sổ tạm trú cho hộ gia đình, cho cá nhân. đồng/lần cấp 20.000 10.000
Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà đồng/lần cấp 10.000 5.000
3 Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với các trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) đồng/lần đính chính 8.000 4.000

4. Cơ quan thu:

a. Công an thành phố Quy Nhơn.

b. Công an thị xã.

c. Công an xã, phường, thị trấn.

5. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách:

Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN.

Điều 13. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân

1. Đối tượng nộp lệ phí:

Lệ phí cấp chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp chứng minh nhân dân.

2. Đối tượng không thu, miễn thu:

a. Không thu lệ phí cấp chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

b. Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi công dân cấp chứng minh nhân dân lần đầu, cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính.

3. Mức thu:

Nội dung Mức thu (đồng/lần cấp)
Các phường nội thành của thành phố Quy Nhơn Khu vực khác
Cấp lại, đổi chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền chụp ảnh đối với người được cấp chứng minh nhân dân)  9.000 4.000

4. Cơ quan thu:

a. Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội);

b. Công an các huyện, thị xã, thành phố Quy Nhơn.

5. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách:

Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN.

Điều 14. Lệ phí hộ tịch

1. Đối tượng nộp lệ phí:

Các đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng miễn thu:

– Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

– Đăng ký khai sinh đúng hạn, khai tử đúng hạn; đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Mức thu:

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Mức thu
A. Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn
1 Đăng ký khai sinh 8.000
2 Đăng ký khai tử 5.000
3 Đăng ký kết hôn 30.000
4 Đăng ký nhận cha, mẹ, con 15.000
5 Cấp bản sao trích lục hộ tịch 3.000/1 bản sao
6 Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch 15.000
7 Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 15.000
8 Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án quyết định của cơ quan nhà nước thẩm quyền 8.000
9 Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác 8.000
B. Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND huyện, thị xã, thành phố
1 Đăng ký khai sinh 50.000
2 Đăng ký khai tử 50.000
3 Đăng ký kết hôn 1.500.000
4 Đăng ký giám hộ 70.000
5 Đăng ký nhận cha, mẹ, con 1.500.000
6 Cấp bản sao trích lục hộ tịch 8.000/1 bản sao
7 Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc 25.000
8 Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 70.000
9 Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác hoặc đăng ký hộ tịch khác 70.000
C. Mức thu áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại Sở Tư pháp
Cấp bản sao trích lục hộ tịch 8.000/1 bản sao

4. Cơ quan thu:

a. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

b. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (thực hiện cơ chế 1 cửa) hoặc Phòng Tư pháp;

c. Sở Tư pháp.

5. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách: Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN.

Điều 15. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Đối tượng nộp lệ phí: Người sử dụng lao động khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2. Mức thu:

Cấp mới giấy phép lao động: 400.000 đồng/giấy phép.

Cấp lại giấy phép lao động: 300.000 đồng/giấy phép.

3. Cơ quan thu lệ phí:

– Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

– Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định.

4. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách nhà nước:

Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN.

Điều 16. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất

1. Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) phải nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận.

2. Đối tượng miễn nộp:

– Trường hợp cấp giấy chứng nhận chỉ thể hiện về quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân ở thị trấn và các phường ở ngoại thành Quy Nhơn (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp).

– Trường hợp cấp giấy chứng nhận chỉ thể hiện về quyền sử dụng đất đối với giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, giao đất ở đối với hộ gia đình thuộc hộ nghèo, giao đất ở đối với hộ gia đình mà chủ hộ là bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con của liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

– Miễn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành mà có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận.

3. Mức thu:

Lệ phí gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính.

– Trường hợp 1: Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (Thửa đất không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất).

– Trường hợp 2: Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản trên đất;

Giấy chứng nhận cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

STT NỘI DUNG Đơn vị tính Trường hợp 1 Trường hợp 2
I ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
1 Cấp lần đầu      
a Các phường nội thành thuộc TP Quy Nhơn đồng/giấy 100.000 500.000
b Khu vực khác đồng/giấy 100.000 450.000
2 Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận    
a Các phường nội thành thuộc TP Quy Nhơn đồng/lần 20.000 50.000
b Khu vực khác đồng/lần 20.000 40.000
II ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH    
1 Cấp lần đầu
a Các phường nội thành thuộc TP Quy Nhơn đồng/giấy 25.000 100.000
b Khu vực khác đồng/giấy Miễn Miễn
2 Cấp lại (kể cả cấp lại Giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào Giấy chứng nhận    
a Các phường nội thành thuộc TP Quy Nhơn đồng/lần 20.000 20.000
b Khu vực khác đồng/lần Miễn Miễn

4. Cơ quan thu: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và các Chi nhánh.

5. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN.

Điều 17. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

1. Đối tượng nộp lệ phí: Là các chủ đầu tư công trình và nhân dân xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng thu lệ phí: Là các công trình xây dựng, bao gồm xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo thuộc diện phải được cấp giấy phép xây dựng bao gồm cả công trình nhà ở riêng lẻ của nhân dân trên toàn tỉnh.

3. Đối tượng không thu: Các hộ gia đình, cá nhân xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn do ảnh hưởng của quy hoạch hoặc bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

4. Mức thu:

STT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu
1 Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép) đồng/giấy phép

 

a Nhà ở riêng lẻ trong đô thị đồng/giấy phép 70.000
b Nhà ở riêng lẻ ngoài đô thị (nông thôn) đồng/giấy phép 50.000
2 Cấp phép xây dựng các công trình khác đồng/giấy phép 120.000
3 Trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng đồng/giấy phép 15.000

5. Cơ quan thu: – Sở Xây dựng;

– Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định;

– Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

6. Tỷ lệ % trích nộp ngân sách nhà nước:

Cơ quan, đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào NSNN./.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.